Marketing trực tiếp

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP nam việt – chi nhánh huế (Trang 46 - 51)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.4 Marketing trực tiếp

- Thực trạng hoạt động marketing trực tiếp:

Bảng 05: Một số hoạt động marketing trực tiếp của NAVIBANK chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011

Công cụ marketing trực

tiếp

Marketing trực tiếp qua điện thoại

Gọi điện thoại đển khách hàng với mục đích thông báo cho khách hàng thông tin về chương trình mới, lãi suất, các chương trình khuyến mãi…

Khách hàng có nhu cầu, khách hàng thân thiết với ngân hàng hay khách hàng ít giao dịch với ngân hàng

Marketing qua thư

Thông báo giới thiệu lãi suất, chương trình khuyến mãi hay thông báo một vấn đề gì đó.

Tùy vào từng chương trình mà gởi đến từng đối tượng cho phù hợp

Tặng quà sinh nhật, dịp lễ, tết.

Tặng hoa hoặc quà cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

+ khách hàng gởi tiết kiệm +khách hàng vay

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng của NAVIBANK chi nhánh Huế)

- Mục tiêu marketing trực tiếp:

+ xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty + duy trì sự thỏa mãn của khách hàng + duy trì mối quan hệ với khách hàng

+ tác động đến nhận thức và dự định mua hàng sau đó của khách hàng

- Hiệu quả hoạt động marting trực tiếp mà ngân hàng đã thực hiện:

Khách hàng đã được tiếp xúc nhiều hình thức marketing trực tiếp của ngân hàng, đặc biệt là hình thức marketing trực tiếp qua điện thoại.

Khách hàng rất hài lòng đối với hình thức này và có những đánh giá khả quan về hoạt động này như sau:

+ Thể hiện sự quan tâm chu đáo của ngân hàng dành cho khách hàng. + Tạo ra những ấn tượng tốt, thiện cảm dành cho ngân hàng.

+ Tạo ra sự tin tưởng cao đối với ngân hàng.

2.2.3 Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu của Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế.

2.2.3.1Mô tả đặc điểm mẫu điều tra

- Mô tả theo nguồn nhận biết

Bảng 06: Mô tả nguồn nhận biết ngân hàng

Nguồn nhận biết Tỷ lệ(%)

Qua bạn bè, người thân 94 79,7

Qua băng rôn, áp phích, catalog 34 28.8

Qua các hoạt động của công ty 27 22.9

Qua nguồn khác 0 0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra,2012)

Nhận xét:

Với nguồn nhận biết qua người thân, bạn bè thì có 94 người chọn phương án này chiếm 79.7% chứng tỏ việc giới thiệu, quảng bá thương hiệu ngân hàng được nhân viên NAVIBANK thực hiện thông qua các mối quan hệ trong xã hội, người này giới thiệu cho người kia, cứ thế các mối quan hệ được mở rộng và việc giới thiệu, quảng bá ngân hàng cũng được mở rộng theo. Vì vậy, ngân hàng nên tập trung phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp của nhân viên mình để số lượng người biết đến ngân hàng nhiều hơn, điều đó sẽ làm tăng thêm số lượng khách hàng tới giao dịch ở ngân hàng.

Còn với nguồn nhận biết qua các phương tiện truyền thông, có 78 khách hàng lựa chọn (chiếm 66.1%) . Điều này nói lên rằng, hoạt động quảng bá của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận biết ngân hàng NAVIBANK trong tâm trí của khách hàng. Nguồn nhận biết qua băng rôn, áp phích, catalog có 34 người lựa chọn (chiếm 28.8% ), chứng tỏ các băng rôn, áp phích, catalog của công ty chưa thực sự gây ấn tượng mạnh, làm cho khách hàng chú ý. Và có 27 khách hàng biết đến ngân hàng NAVIBANK thông qua hoạt động của công ty, chiếm 22.9%. Điều này cũng đúng, vì NAVIBANK là một ngân hàng nhỏ và đang còn mới ở thị trường Huế nên hoạt động của công ty chưa được các khách hàng quan tâm.

Ngân hàng cần nắm rõ các nguồn nhận biết của khách hàng về ngân hàng mình để có thể tận dụng phát huy tiếp các lợi thế mà mình đã có, cần xem xét lại các nguồn nhận biết chưa được như mong muốn sao cho đạt được hiệu quả cao hơn giúp khách hàng có thể nhận biết ngân hàng NAVIBANK ngày càng nhiều hơn.

- Mô tả mẫu theo mục đích giao dịch

Bảng 07: Mô tả theo mục đích giao dịch

Mục đích giao dịch Tỷ lệ(%)

Đến vay tiền 92 78.0

Đến chuyển tiền 56 47.5

Đến làm thẻ tín dụng 41 34.7

Đến rút tiền 51 43.2

Mục đích khác 0 0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra,2012)

Nhận xét:

Theo kết quả điều tra được, mục đích đến vay tiền được nhiều người lựa chọn nhất: có 92 khách hàng chọn, chiếm 78.0%. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động cho vay ở NAVIBANK có lãi suất thấp hơn các ngân hàng, thủ tục đơn giản hơn, không đòi hỏi nhiều giấy tờ…

Mục đích đến giao dịch ở NAVIBANK cũng được nhiều người lựa chọn đó là: đến gửi tiền, với 58/118 người lựa chọn (chiếm 49.2%). Do ngân hàng NAVIBANK là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ nên hoạt động huy động vốn phải được tiến hành gấp rút và liên tục để ngân hàng có nguồn vốn luân chuyển để hoạt động. Và để có thể huy động được nguồn vốn tích lũy trong dân chúng thì ngân hàng không thể dựa vào tiếng tăm thương hiệu lâu năm được, nên ngân hàng phải linh hoạt đưa ra mức lãi suất cao hơn để có thể tìm kiếm được một nguồn vốn lớn trong dân chúng.

Các mục đích khác có số người lựa chọn ít hơn đó là: mục đích đến chuyển tiền cs 6/118 người lựa chọn, đến rút tiền có 51 người lựa chọn chiếm 43.2%, và mục đích đến làm thẻ tín dụng có 41/118 người chọn, chiếm 34.7%. Điều này cũng đúng với thực tế. Đó là hầu như việc làm thẻ đều được nhân viên ở đây phục vụ tận nơi cho khách hàng và việc rút tiền có thể được thục hiện ở các trạm ATM của ngân hàng hay các ngân hàng khác.

- Mô tả theo thời gian giao dịch

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra,2012)

Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy có 66.9% tổng số 118 khách hàng được tiến hành phỏng vấn trả lời là trên 3 tháng, đây được xem là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Mà số lượng khách hàng này rất lớn, chiếm tới 66.9%. Điều này rất thuận lợi cho ngân hàng, vì khách hàng truyền thống sẽ luôn tin tưởng ngân hàng và nhớ đến ngân hàng NAVIBANK đầu tiên khi họ có ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng. Còn lại, số lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng không quá 3 tháng chiếm 33.1%. Những khách hàng này là khách hàng mới, chiếm số lượng cùng không lớn, nhưng cũng không phải là nhỏ nên ngân hàng cần chú ý tới nhóm khách hàng này để có thể giữ chân họ giao dịch lâu dài ở ngân hàng.

- Mô tả theo việc giới thiệu ngân hàng cho người khác

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)

Nhận xét:

Với 44.1% tổng số khách hàng được phỏng vấn đã từng giới thiệu ngân hàng Nam Việt với người khác. Tuy số lượng không được nhiều nhưng cũng là một tin đáng mừng cho ngân hàng, dấu hiệu chứng tỏ họ đã rất hài lòng với dịch vụ màngân hàngcung cấp và cảm mếm cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng…

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP nam việt – chi nhánh huế (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w