Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh hà tây (Trang 25 - 26)

Dư nự bảo lãnh quá hạn được đánh giá qua một số các chỉ tiêu như: Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn = Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn Trong trường hợp xấu, bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã thoả thuận với bên thụ hưởng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình như đã cam kết trong thư bảo lãnh. Hết thời hạn bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không có khả năng trả cho ngân hàng cả gốc và lãi tính trên số tiền bảo lãnh thì số nợ đó được ngân hàng chuyển thành dư nợ bảo lãnh quá hạn. Chỉ tiêu tỷ lệ bảo lãnh quá hạn rất quan trọng nhưng nó không phản ánh chính xác sự mở rộng hoạt động bảo lãnh. Đối với những hợp đồng bảo lãnh có tài sản bảo đảm hay mức ký quỹ cao thì ngân hàng có thể chuyển số tiền mà doanh nghiệp còn nợ thành hợp đồng tín dụng để theo dõi. Trong trường hợp này hoạt động bảo lãnh vẫn được coi là có mở rộng. Còn đối với những hợp đồng bảo lãnh sử dụng bảo đảm tín chấp thì vấn đặt ra là ngân hàng sẽ không thể dùng tín chấp để xử lý nợ quá hạn cho các doanh nghiệp được. Trường hợp này hoạt động bảo lãnh không được coi là có mở rộng.

Bảo toàn và sinh lời nguốn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Vì vậy nếu ngân hàng có tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là rất thấp, việc đòi nợ có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Qua đó đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là không hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của ngân hàng có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh hà tây (Trang 25 - 26)