Việc tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh ngân hàng là rất quan trọng nhất để mở rộng hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên doanh số bảo lãnh trong năm cao, số hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tăng cao hay các hợp
lớn, rủi ro cao thì họat động bảo lãnh không được coi là mở rộng hoạt động bảo lãnh. Mặc dù những hợp đồng bảo lãnh có độ rủi ro càng cao thì mang lại thu nhập càng cao nhưng ngân hàng chỉ nên nhận những hợp đồng có độ rủi ro cao với số tiền bảo lãnh đến một mức độ nhất định phù hợp với nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm chia theo hình thức bảo đảm là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện tính an toàn của hoạt động bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm bảo lãnh bao gồm: tín chấp, ký quỹ và có tài sản bảo đảm. Hình thức bảo đảm bằng tín chấp có ưu điểm là không ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp song sẽ rất rủi ro đối với ngân hàng. Hình thức bảo đảm bằng tài sản hay mức ký quỹ cao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song sẽ phát huy được vai trò của bảo lãnh ngân hàng và tăng tính an toàn cho các hợp đồng bảo lãnh. Do đó, ngân hàng chỉ nên áp dụng hình thức bảo đảm tín chấp với những doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Vì vậy để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần tập trung tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh đối với những hợp đồng bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn, mức độ rủi ro thấp và không mang tính mạo hiểm.
Trên đây chỉ là một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt bảo lãnh ngân hàng xét trên phương diện chủ quan của ngân hàng và là những biện pháp khả thi mà ngân hàng có thể thực hiện được. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn chịu sự tác động nhiều yếu tố khác như: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, các quy định của Ngân hàng Nhà nước, năng lực tài chính các khách hàng của ngân hàng…
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY