Qui mô, tỷ trọng và tốc dộ tăng trưởng hoạt độngbảo lãnh

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh hà tây (Trang 35 - 41)

Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn khá mới mẻ không chỉ với chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây nói riêng mà với hầu hết các NHTM Việt Năm nói chung. Hiện nay, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây vẫn chưa có các phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tập trung ở phòng tài trợ thương mại tại hội sở chính và phòng kinh doanh tại các ngân hàng chi nhánh cấp II. Trước đây, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp quản lý, do quá trình hiện đại hoá ngành

ngân hàng, từ tháng 8 năm 2005, hoạt động bảo lãnh thuộc phòng tín dụng và tài trợ thương mại quản lý. Do vậy bản thân các số liệu về bảo lãnh cũng chưa được lập thành những bảo cáo riêng lẻ mà chủ yếu tập trung trong báo cáo tổng kết hoạt động ngoại bảng cuối mỗi năm tài chính.

Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm

Bảng 3: Doanh số bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền % tăng (giảm)

so năm 2003 Số tiền

% tăng (giảm) so năm 2004 Doanh số bảo lãnh 112,342 68,735 - 38,8% 195,195 184%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngoại bảng_Phòng kế toán)

Biểu đồ Doanh số hoạt động bảo lãnh

Kết quả trên cho thấy doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2004 tại chi nhánh thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2003, chứng tỏ hoạt động bảo lãnh chưa được mở rộng. Sang năm 2005, doanh số bảo lãnh đạt 195,195 tỷ đồng, tăng 184% so với năm 2004. Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh rất cao thể hiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã được mở rộng, mang lại nhiều lợi ích: Nâng cao uy tín và tăng thu nhập từ phí bảo lãnh cho ngân hàng. Tỷ lệ tăng rất cao thể hiện hiệu quả của công tác hiện đại hoá chi nhánh từ tháng 8 năm 2005 và một phần

do các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân tìm đến ngân hàng để đề nghị phát hành bảo lãnh nhiều hơn.

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh hàng năm

Để nắm bắt rõ hơn tình hình mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ta xem xét dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình, đối tượng và thời hạn bảo lãnh.

Bảng 4: Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây

chia theo loại hình bảo lãnh

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Số tiền % tăng (giảm)

so năm 2003

Số tiền % tăng (giảm) so năm 2004 1. BL vay vốn 86 66 -23,3% 230 248% 2. BL thanh toán 2.168 500 -77% 4.275 755% 3. BL thực hiện hợp đồng 39.970 30.265 -24,3% 64.213 112% 4. BL dự thầu 4.870 6.390 31,2% 8.962 40,3% 5. Bảo lãnh khác 7.760 8.269 6,6% 37.855 357,8% Tổng 54.854 45.490 -17% 115.535 154%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị)

Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây

Thực tế cho thấy hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây diễn ra không đều. Số dư bảo lãnh năm 2004 thấp hơn số dư bảo lãnh năm 2003 cho thấy hoạt rộng bảo lãnh tại chi nhánh chưa được mở rộng. Điều này được giải thích là do năm 2004 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế

Việt Nam và toàn thế giới: bệnh dịch cúm gia cầm lây lan gây ra những tổn thất không nhỏ về người và của. Đặc biệt Hà Tây vẫn là một tỉnh sản xuất nông nghiệp phát triển vì vậy đại dịch cúm gia cầm lây lsn có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên đến năm 2005, số dư bảo lãnh tại chi nhánh là 115.535 triệu đồng, tăng 154% so với năm 2004 chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã được chú ý và mở rộng. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng, tạo khích lệ để chi nhánh tiếp tục mở rộng hoạt động bảo lãnh.

Mặc dù có sự biến động về dư nợ bảo lãnh hàng năm nhưng loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh, thể hiện trên biểu đồ dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình. Thực tế này có được là do quá trình phát triển kinh tế làm phát sinh các hợp đồng và thương vụ có giá trị lớn, đòi hỏi phải có bảo lãnh ngân hàng. Như vậy bảo lãnh đã được các doanh nghiệp biết đến và đang dần phát huy vai trò tích cực của nó. Đối với những loại hình bảo lãnh khác, dư nợ bảo lãnh tăng đều qua các năm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ bảo lãnh chứng tỏ chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Bảng 5:Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh

Đơn vị tính:Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. BL ngắn hạn 53.206 97% 41.394 91% 107.261 93% 2. BL Trung và dài hạn 1.648 3% 4.096 9% 8.274 7% Tổng 54.854 100% 45.490 100% 115.535 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị)

Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh tập trung chủ yếu là bảo lãnh ngắn hạn, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, đây cũng là thực trạng chung của các NHTM Việt Nam. Chi nhánh chủ yếu phát hành bảo lãnh ngắn hạn vì đây là loại hình bảo lãnh có độ rủi ro thấp, ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố bên ngoài và môi trường kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, khách hàng truyền thống, khách hàng lớn của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoat động trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận huyện của Hà Nội. Do đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. Phần lớn dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể:

Bảng 6: Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Bảo lãnh cho các

DNNN 52.375 95,5% 40.309 88,6% 104.559 90,5%

2. BL cho các thành

phần kinh tế khác 2.479 4,5% 5.181 11,4% 10.976 9,5%

Tổng 54.854 100% 45.490 100% 115.535 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị)

Do có lợi thế là một trong ba ngân hàng quốc doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tây nên hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế nhà nước. Ngoài ra do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động tại Hà Tây là những doanh nghiệp trẻ, qui mô nhỏ, các hợp đồng hay thương vụ làm ăn có giá trị lớn không nhiều do đó nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng thấp. Tuy nhiên trong thời gian tới dư nợ bảo lãnh của chi nhánh đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng lên do những thành phần kinh tế này đang được khuyến khích phát triển và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước đang diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh hà tây (Trang 35 - 41)