Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc
2.1.2 Nhân tố thị trường
Việt Nam đã gia nhập WTO và hoàn tất lộ trình cam kết thực hiện hiệp định thị trường chung các nước Đông Nam Á (AFTA), chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với tất cả các loại sản phẩm trong đó có xi măng. Tuy nhiên xi măng là mặt hàng có khối lượng lớn, giá trị thấp nên khả năng
cạnh tranh đối với sản phẩm này tại thị trường Việt Nam sẽ giảm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay giá bán xi măng trong nước chỉ thuộc loại trung bình so với giá bán xi măng nội địa của các nước khu vực Đông Nam Á, mặt khác do giá xăng dầu tăng cao nên cước phí vận chuyển tăng dẫn đến khả năng cạnh tranh của xi măng nước ngoài tại thị trường Việt Nam sẽ giảm. Ngoài ra một yếu tố rất quan trọng là thị hiếu người tiêu dùng, thông thường khách hàng chỉ quen sử dụng các sản phẩm đã có thương hiệu nổi tiếng, biết rõ chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, Bộ xây dựng cho rằng năm 2010 mặt hàng xi măng không có biến động lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Về lâu dài cần tính đến khả năng cạnh tranh của xi măng Trung Quốc đối với một số tỉnh biên giới phía Bắc, tuy nhiên sản lượng xi măng tiêu thụ của các tỉnh này không nhiều.
Thực tế cho thấy, năm 2008 cả nước có 10 nhà máy xi măng hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất với công suất 11,93 triệu tấn. Năm 2009 sẽ hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn. Với số dự án dự kiến hoàn thành năm 2009 như vậy, Bộ xây dựng khẳng định, năm 2009 khả năng sản xuất hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, chắc chắn không có hiện tượng thiếu về nguồn. Từ năm 2010 trở đi một số dự án mới đang xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thành và đưa vào hoạt động nên không phải nhập khẩu clinker và có dư thừa một phần để xuất khẩu. Cứ theo đà phát triển như hiện nay, dự báo đến năm 2020 Việt Nam sẽ có khoảng 115 triệu tấn xi măng, nếu tiêu thụ bình quân mỗi người 1 tấn xi măng/ năm (như Trung Quốc) thì với 80 triệu dân Việt Nam vẫn thừa khoảng 30 - 35 triệu tấn xi măng. Do vậy ngay từ bây giờ việc xúc tiến sớm việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu để đảm bảo sản xuất ổn định là bước đi không thể chậm trễ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất xi măng trên thế giới chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà ít tính đến xuất khẩu bởi chi
phí vận tải cao. Vì thế, bài toán xuất khẩu xi măng cũng cần được xem xét một cách thận trọng .
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ xây dựng) cho biết, nhu cầu xi măng năm 2009 trong nước khoảng 44 đến 45,5 triệu tấn ( tăng 11% so với năm 2008 ). Căn cứ khả năng sản xuất clinker thực tế của toàn ngành dự kiến năm 2009 sẽ phải nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn clinker. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2010 toàn ngành khoảng 50 đến 51,5 triệu tấn. Mặc dù, năm 2010 năng lực sản xuất xi măng trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, song clinker là mặt hàng nhập khẩu không có điều kiện, do vậy tuỳ từng thời điểm trong năm, tuỳ vào giá cả, chất lượng clinker trong khu vực, việc nhập khẩu clinker cho các trạm nghiền hoạt động vẫn có thể xảy ra, dự kiến sản lượng clinker nhập khẩu năm 2010 khoảng 0,5 triệu tấn, đồng thời cũng có một lượng xi măng, clinker được các cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu khi có thị trường.
Đối với các công ty xi măng nói chung và Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai nói riêng thì vấn đề thị trương tiêu thụ là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai sau một thòi gian nỗ lực phát triển thị trường, đến nay sản phẩm của Công ty xi măng Hoàng Mai đã chiếm thị phần cao nhất trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Tin vui đó được nhân đôi khi doanh nghiệp này được các bộ, ngành chức năng ủng hộ việc tái cấu trúc tài chính để thực hiện cổ phần hoá... Nhìn nhận về thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian qua, khách hàng không khỏi băn khoăn vì luôn xảy ra những cơn sốt giá, cháy hàng... Sự biến động phức tạp của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là đối với đơn vị còn khá mới như xi măng Hoàng Mai. Hiểu rất rõ điều này, nên trong chiến lược phát triển sản xuất- kinh doanh của mình, Công ty xi măng Hoàng Mai đã đề ra các
phương án phù hợp, nhằm xây dựng vị thế, tạo dựng niềm tin bền vững của khách hàng đối với công ty. Hiện nay, sản phẩm xi măng mang biểu tượng cánh chim Việt đã có mặt khắp mọi miền Tổ quốc. Thành công trong việc "mang chuông đánh ở xứ người", thể hiện rõ nhất ở địa bàn Thanh Hoá, công ty rất công phu với thị trường này ( vì phải cạnh tranh gay gắt với nhiều loại sản phẩm của địa phương ), bằng việc hỗ trợ cước vận chuyển đến tận vùng sâu, vùng xa, giá bán linh hoạt và theo đó là đầu tư làm từ thiện... Vậy nên, xi măng Hoàng Mai lên tận nơi vùng núi của tỉnh Thanh Hóa và được bà con rất tín nhiệm.
Báo cáo về công tác phát triển thị trường trong quý 3/2007 của công ty cho thấy, thị phần của doanh nghiệp tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, tại thị trường Nghệ An sản phẩm xi măng Hoàng Mai chiếm tỷ trọng cao nhất. 9 tháng đầu năm 2007, công ty đã sản xuất hơn 852.000 tấn clinker và tiêu thụ gần 1,1 triệu tấn. Trong đó, quý 3 sản xuất 291.470 tấn clinker, tiêu thụ được 360.308 tấn sản phẩm. Trong kế hoạch, công ty đưa ra mục tiêu của quý 4 là sản xuất 368.000 tấn clinker, tiêu thụ 480.000 tấn sản phẩm, quyết tâm hoàn thành và vượt chỉ tiêu sản xuất năm 2007 là 1.250.000 tấn clinker. Những con số có ý nghĩa này không những góp phần cùng Tổng công ty xi măng Việt Nam bình ổn giá xi măng trên thị trường, mà còn tạo nền móng vững chắc cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.
Yếu tố thị trường tiêu thụ xi măng cũng là một trong những lợi thế để công nghiệp xi măng trở thành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An. Đó chính là thị trường tiêu thụ xi măng nội tỉnh, với dân số khoảng 3,1 triệu người. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh, nhiều dự án lớn đang được đồng loạt triển khai bởi vậy nhu cầu về xi măng dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, phía Tây Nghệ An có 2 cửa khẩu thông sang Lào là Nậm Cắn và Thanh Thuỷ.
Lào chỉ có 2 cơ sở xi măng lò đứng theo công nghệ Trung Quốc có khả năng sản xuất 150 ngàn tấn/năm chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu xây dựng trong nước. Vậy nên, thị trường Lào là khu vực có triển vọng đối với việc tiêu thụ xi măng Nghệ An trong tương lai. Với vị trí giao thông nằm ở giao giữa Bắc - Nam, Đông - Tây, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không đều phát triển, việc vận chuyển xi măng tiêu thụ ở các tỉnh khác cũng như xuất khẩu đều thuận lợi.
Như vậy, trong bối cảnh các nhà máy xi măng trong cả nước cũng như địa bàn nội tỉnh ra đời ngày càng nhiều, với chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn, giá thấp hơn thì Công ty xi măng Hoàng Mai đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt ở 3 tỉnh Thanh – Nghệ -Tĩnh sản phẩm xi măng Hoàng Mai đã chiếm thị phần rất cao.