2. Sản lượng tiêu thụ Tấn ClinkerTấn 763
2.2.3 Định hướng và kế hoạch phát triển trong tương lai của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai.
phần xi măng Hoàng Mai.
Những thành quả to lớn mà Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đạt được
đồng thời Công ty đã phát huy được những lợi thế cạnh tranh của mình :
Thứ nhất, công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển thị trường hiệu
quả, sản lượng tiêu thụ xi măng tăng cao theo thời gian, mạng lưới nhà phân phối và đại lý rộng khắp toàn quốc, ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng bền vững về sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty.
- Thứ hai, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để sản xuất clinke và xi măng của công ty thuộc hàng thấp nhất trong các công ty sản xuất xi măng trong cả nước, đây là yếu tố chính làm cho lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) của xi măng Hoàng Mai những năm qua đạt ở mức cao so với các công ty sản xuất xi măng.
- Thứ ba, việc tái cơ cấu tài chính của công ty đã tạo nên cơ cấu vốn hợp
lý, nguồn vốn vay chủ yếu bằng VNĐ có lãi suất thấp chiếm 90% trong tổng dư nợ vay dài hạn làm giảm chi phí tài chính tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời công ty không phải chịu áp lực của trượt giá ngoại tệ do đã trả trước hạn hầu hết các khoản vay ngoại tệ.
Năm 2009, mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn khó khăn nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 7 tháng đầu năm 2009 đã chứng minh được sức mạnh của công ty. Ban lãnh đạo công ty xác định năm 2009 sẽ là năm tiếp tục cho những bước tiến vượt bậc của xi măng Hoàng Mai.
Những năm tiếp theo, công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại các thị trường trên toàn quốc, phát triển hệ thống đại lý trên thị trường, nâng cao tỷ trọng xi măng tiêu thụ trong khối dân sinh, tăng cường mở rộng và giữ vững thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường mục tiêu ( khu vực Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ), tìm kiếm thị trường để xuất khẩu xi măng, coi đây là định hướng quan trọng đón đầu lợi thế khi cảng nước sâu Nghi Sơn,
Đông Hồi đi vào hoạt động. Có được thị trường xuất khẩu là điều kiện khả thi để khảo sát, mở rộng công suất sản xuất của nhà máy. Công ty cũng khắc phục những khó khăn của tình hình kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh nhằm phát huy hết năng lực của dây chuyền sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mục đích hướng tới của công ty là đa dạng hóa ngành nghề , bố trí thêm việc làm cho người lao động, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị khai thác mỏ hiện tại của công ty, tăng lợi nhuận cho công ty và nâng cao thu nhập cho người lao động. Công ty sẽ xây dựng có công suất 100 tấn / giờ với tổng mức đầu tư 6.685 triệu đồng với hiệu quả dự kiến khoảng 2000 triệu đồng / năm. Công ty chấm dứt sản xuất xi măng mác thấp PCB 30, tập trung sản xuất xi măng PCB 40, PC 40.
Tạo điều kiện cho các cổ đông thực sự là người làm chủ doanh nghiệp, cải tiến, thiết lập phương thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh, gọn và chất lượng. Tăng cường bộ phận khai thác thị trường. Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ và ổn định.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
- Căn cứ vào năng lực sản xuất xi măng hiện tại của công ty.
- Căn cứ vào tình hình thị trường tiêu thụ ,dự báo nhu cầu sử dụng xi măng trong năm 2009
Dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2009 như sau :
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009
1 Sản lượng sản xuât Tấn - Clinker Tấn 1.340.000 - Xi măng rời Tấn 1.395.000 2 Tổng sản lượng Tấn 1.650.000 - Xi măng Tấn 1.400.000 - Clineker Tấn 250 .000 3 Gía bình quân Đồng/Tấn 739.476
4 Doanh thu tiêu sản phẩm
Triệu đồng 1.220.136
5 Lợi nhuận Triệu đồng 83.398
6 Cổ tức % / năm 10
Để tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh, công ty đã có chủ trương và đã được Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam chấp thuận đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng Hoàng Mai 2 với công suất 12.000 tấn clinker/ngày tương đương 4,5 triệu tấn xi măng / năm. Dự án có tổng vốn đầu tư là 10.800 tỷ đồng tương đương 650 triệu USD. Thời gian đầu tư của dự án sẽ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. Với dự án này, công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai sẽ là công ty có dây chuyền sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam.
Việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng Hoàng Mai 2 sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang ngày càng phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, nộp ngân sách cao hơn cho tỉnh Nghệ An, tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ.
Với năng lực quản lý, điều hành tốt của Ban lãnh đạo công ty, với đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ cao, am hiểu thực tế và là những chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất xi măng, chắc chắn rằng xi măng Hoàng
Mai sẽ sớm hoàn thành những mục tiêu của mình để trong vòng 5 năm tới trở thành một công ty sản xuất, tiêu thụ xi măng lớn nhất Việt Nam.