Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc
2.1.3 Nhân tố giá cả nguyên vật liệu
Những vật tư, nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành sản xuất xi măng bao gồm: đá vôi, đất sét, than, dầu, clinker, thạch cao, bazan, vận tải… Trong khi đó giá cả một số nguyên liệu đầu vào này thường biến động bất thường. Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2008 vừa qua giá các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, đặc biệt than tăng bình quân 273.000 đ/tấn; clinker khi đó phải mua với giá 48,5USD/tấn - FOB Thái Lan, tăng 73% so với cuối năm 2007.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng ( Bộ xây dựng ) cho biết thời gian qua, giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành sản xuất xi măng như than, xăng dầu, vật tư, phụ tùng thay thế tăng quá mạnh. Vì vậy, Bộ xây dựng đã chỉ đạo toàn ngành phấn đấu giảm chi phải sản xuất, chi phí lưu thông nhằm giảm giá thành sản xuất nên năm 2009 đánh giá chung mặt hàng xi măng vẫn bình ổn được cả về lượng và giá. Để thực hiện tới việc bình ổn cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá năm 2010, Bộ xây dựng đã có văn
bản đề nghị Bộ công thương, tổ điều hành thị trường trong nước báo cáo Thủ tướng chính phủ có chính sách hợp lí trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện ,than, xăng dầu. Bộ xây dựng sẽ nghiên cứu xây dựng và ban hành hàng rào kỹ thuật đối với việc nhập khẩu clinker thương phẩm nhằm khuyến khích sản xuất trong nước.
Đối với Công ty xi măng Hoàng Mai có thuận lợi lớn do đã chủ động được những nguồn nguyên liệu chính như: đá vôi, đất sét với trữ lượng lớn, chất lượng cao và chi phí khai thác thấp; sản xuất được clinker chất lượng cao. Còn đối với các nguyên liệu cần có sự cung cấp từ bên ngoài: một mặt, công ty đã đầu tư phát triển công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, giảm hao phí nguyên nhiên vật liệu, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tránh lãng phí, thất thoát nguyên nhiên vật liệu; mặt khác, công ty luôn chú trọng xây dựng được kênh cung cấp nguyên liệu, tạo mối quan hệ bạn hàng lâu năm nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Kỹ sư Đặng Dưỡng cho biết: vùng nguyên liệu đá vôi của nhà máy nằm trên địa bàn xã Tân Thắng, cách nhà máy về phía Tây Bắc gần mười cây số, có khoảng 250 triệu tấn, khai thác tích cực phải tới 50 năm. Còn nguồn đá sét, quặng sắt thì mênh mông ở ngay cạnh nhà máy. Toàn bộ vùng phía Bắc sát bờ rào nhà máy ra đến dãy đồi núi trước mặt nằm trên địa phận xóm 13, 14 xã Quỳnh Vinh với diện tích 121 ha là nguồn đá sét được Bộ cấp phép nhưng mới sử dụng được một phần nhỏ. Toàn bộ đá sét ở đây không những có thể cho phép khai thác phục vụ nhà máy hoạt động trong vòng 50 - 70 năm mà còn giúp nhà máy có điều kiện hạ giá thành tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Tập đoàn xi măng Việt Nam cũng đã nhìn thấy Hoàng Mai không chỉ nằm ở rốn nguyên liệu sản xuất xi măng tạo điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành, mà còn nằm ở địa thế có nhiều thuận lợi để vận chuyển sản phẩm đến
các thị trường tiêu thụ. Hoàng Mai nằm giữa cảng Nghi Sơn, Cửa Lò và sát cạnh dự án cảng Đông Hồi đang chuẩn bị đầu tư nay mai là điều kiện hết sức thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn tiêu thụ trong và ngoài nước.
Mặc dù, trong những năm gần đây giá cả nguyên vật liệu có những biến động bất thường làm cho các công ty xi măng gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh .Tuy nhiên, đối với Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai do có nguồn vật liệu khá dồi dào, lộ thiên, chất lượng cao nên công ty đã chủ động được trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh.