Kinh nghiệm của tập đoàn France Telecom (FT) của Cộng hoà Pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 25 - 27)

Năm 1987, cộng hoà Pháp thực hiện mở cửa thị trường viễn thông. Sau khi thực hiện chính sách này, trên thị trường của Pháp có tới trên 900 doanh nghiệp với tư cách là nhà cung cấp hoặc là nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông.

Sau 3 năm chuẩn bị, tháng 3 năm 1991, Tập đoàn FT của Cộng hoà Pháp được thành lập trên cơ sở tách biệt quản lý Nhà nước và kinh doanh về bưu chính viễn thông. FT được tách riêng hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định về bưu chính viễn thông do một tổ chức quản lý thống nhất tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông: Asiciate Regulations Telecom (ART-Trực thuộc hạ viện Pháp). Tổ chức này ban hành các quy định quản lý thống nhất tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, các quy định dựa trên cơ sở luật ban hành và các quyết định của Liên minh Châu Âu về bưu chính viễn thông.

FT là tập đoàn kinh doanh sở hữu chủ yếu của Nhà nước, có nhiều doanh nghiệp thành viên trực thuộc, phạm vi hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Pháp và kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới, tổ chức sản xuất kinh doanh của FT tại Pháp được chia theo sự quản lý theo các trung tâm vùng gồm có 5 vùng.

Huy động vốn của France Telecom: FT huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn góp của Chính phủ Pháp với tư cách là một nhà đầu tư chiếm 69%. Năm 1996, FT thực hiện phát hành cổ phiếu, cổ phần hoá một số doanh nghiệp hoạt động tương đối độc lập như lĩnh vực thông tin di động, bưu chính, công nghiệp viễn thông và phần lớn khai thác các dịch vụ điện thoại truyền thống. Bên cạnh đó FT chú trọng đến phát triển mạng lưới các nhà khai thác dịch vụ để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Chính nhờ thực hiện đa dạng hoá sở hữu, FT đã khai thác được số vốn lớn cho đầu tư kinh doanh.(gần 12 tỷ USD bằng phát hành cổ phiếu)

Từ kinh nghiệm quản lý của FT cho thấy, đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông Nhà nước phải tách biệt rõ ràng giữa quản lý hành chính và kinh doanh. Các quy định về bưu chính viễn thông do một tổ chức đứng ra quản lý, còn hoạt động kinh doanh thì tư cách của nhà nước hoàn toàn là tư cách của một chủ đầu tư. Để huy động được nhiều vốn thì phải thực hiện cổ phần hoá, thực hiện đa dạng hoá sở hữu. Ở đây, nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát FT nhưng chỉ

chiếm 60% vốn cổ phần. Mở cửa thị trường viễn thông, đa dạng hoá sở hữu đã giúp tập đoàn huy động được rất nhiều vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w