Tỷ trọng vốn nhà nước trong các tổng công ty 91 theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 52 - 54)

17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9

2.2.1.2. Tỷ trọng vốn nhà nước trong các tổng công ty 91 theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam

đoàn kinh doanh ở Việt Nam

Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới được thành lập hoặc những doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Trong thời kỳ bao cấp, hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn cấp phát của ngân sách nhà nước. Trong thời kỳ đó, các doanh nghiệp nhà nước không chỉ được cấp phát vốn ban đầu mà còn được cấp bổ sung vốn lưu động hoặc cả vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nhiều trường hợp. Sau khi đổi mới cơ chế bao cấp đã bị xoá bỏ, tuy nhiên tình trạng phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn.

Sự phụ thuộc đó đã gây ra nhiều vấn đề cho cả doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, sự dựa dẫm ỷ lại về nguồn vốn trong một cơ chế cứng nhắc là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả sử

dụng vốn, không kích thích tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp. Đối với ngân sách nhà nước, gánh nặng tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, là sức ép “quá tải” làm gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước.

Từ khi có chủ trương cải cách các doanh nghiệp nhà nước thì mức độ tài trợ vốn từ ngân sách nhà nước đã giảm xuống, tỷ trọng các nguồn vốn khác có xu hướng tăng dần lên. Đối với các tổng công ty 91, tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có thể phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn nhà nước của các tổng công ty 91 giai đoạn 1998-2002 (% trong tổng vốn kinh doanh)

TT Tổng công ty

Tỷ trọng vốn nhà nước

1998 1999 2000 2001 2002

1 TCT Bưu chính Viễn thông 90.5 98.9 98.6 63.8 50.7

2 TCT Than 76.2 54.2 61.5 63.1 62.3 3 TCT Hàng không 18.2 68.5 47.0 54.6 14.7 4 TCT Dệt may 58.83 66.8 67.8 65.5 22.6 5 TCT Điện lực 98 99.0 99.0 97.4 82.1 6 TCT Dầu khí 100.0 99.8 99.9 83.4 97.6 7 TCT Cao su 73.8 80.3 84.2 84.6 53.5 8 TCT Cà phê 78 76.9 80.5 77.8 34.1 9 TCT Thuốc lá 98.2 97.3 97.4 97.4 66.2 10 TCT Hàng hải 78.9 78.6 73.7 72.8 25.6 11 TCT Hoá chất 85.6 49.3 50.7 51.5 60.5 12 TCT Xi măng 80.9 40.5 49.3 42.6 18.2 13 TCT Giấy 96.4 98 97.3 96 94.3 14 TCT Thép 100.0 91.9 96.4 52.3 69.5 15 TCT Lương thực Miền Bắc 73.1 70.8 74.9 73.9 30.8 16 TCT Lương thực Miền Nam 69.8 80.4 80.1 70 69.3

17 TCT CN Tàu thuỷ 90 89.5 88.1 86.3 87.4

Tổng số 87.03 85.4 86.1 76.8 68.5

(Nguồn: Cục tài chính doanhnghiệp - Bộ tài chính)

Có thể thấy, tỷ trọng vốn nhà nước trong các tổng công ty 91 có xu hướng giảm dần. Năm 1998 tổng số vốn nhà nước có trong các tổng công ty chiếm 87,03% tổng nguồn vốn kinh doanh, đến năm 2001 con số này là 76,8% và đến năm 2002 thì chỉ còn là 68,5%. Sau khi các tổng công ty đẩy nhanh tiến trình cổ

phần hoá và chuyển sang mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’, tỷ trọng các nguồn vốn nhà nước giảm và các nguồn vốn khác tăng nhanh. Bằng hình thức cổ phần hoá, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước, nguồn vốn huy động được từ các chủ sở hữu khác tăng lên nhanh chóng, tạo ra nguồn vốn lớn cho các tổng công ty.

Tỷ trọng vốn nhà nước giảm dần là phù hợp với quy luật khách quan. Để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tổng công ty nói riêng không thể trông chờ hoàn toàn vào nguồn ngân sách hạn chế của Nhà nước. Thông qua các hình thức huy động vốn của các chủ sở hữu khác các tổng công ty có thể tăng nguồn vốn huy động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và định hướng phát triển thành

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w