Đối với vốn vay ngân hàng

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 80 - 82)

- Đối với trái phiếu cần chủ động đưa ra mức lãi suất hợp lý và phát hành rộng rãi vào công chúng không giới hạn trong nội bộ tập đoàn.

b) Đối với vốn vay ngân hàng

Như đã phân tích, vốn vay ngân hàng là một nguồn vốn hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Tuy nhiên nguồn huy động vốn này hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để có thể huy động được trong thời gian ngắn với số lượng vốn lớn từ các ngân hàng thì ngoài các đổi mới từ phía cơ chế chính sách nhà nước và sự phát triển của các ngân hnàg

trong nước và thị trường tài chính, các tổng công ty 91 cũng cần có những đổi mới để có thể tiếp cận tốt hơn nguồn vốn này:

Thứ nhất,. Các tổng công ty cần phải tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả của các dự án đầu tư, tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường để vay vốn ngân hàng. Xoá bỏ hoàn toàn tâm lý dựa dẫm vào nhà nước để vay vốn ngân hàng. Các khoản nợ xấu (nợ khoanh) trước đây của các Ngân hàng Quốc doanh hầu hết là của các Doanh nghiệp Nhà nước. Với thái độ ỷ lại có “nhà nước chống lưng” nên các Doanh nghiệp nhà nước tuỳ tiện vay vốn Ngân hàng trong khi dự án kinh doanh không hiệu quả, còn các ngân hàng thì có tâm lý cho Nhà nước vay thì không sợ mất vốn nên không tính toán khi cho vay... Đổi mới mô hình hoạt động trong các tổng công ty cần đổi mới cả trong tư duy, quan hệ tín dụng phải căn cứ vào lợi ích kinh tế thực tế, hiệu quả thực sự của hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến hành vay vốn Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Thứ hai, Tăng cường vai trò tự chủ của các công ty thành viên tập đoàn trong việc vay vốn ngân hàng. Khi chuyển sang mô hình công ty ‘mẹ’ công ty ‘con’ thì tư cách pháp nhân của công ty mẹ và công ty con là như nhau, do đó công ty con có quyền bình đẳng trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho bản thân công ty. Do thói quen trước đây, khi các công ty thành viên vay vốn, các ngân hàng quốc doanh thường yêu cầu tổng công ty đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị này vay vốn. Ngay cả trong một số trường hợp không cần thiết các ngân hàng quốc doanh vẫn áp dụng hình thức này. Do đó để thay đổi cơ chế này, cần có sự hợp tác giữa tổng công ty và các ngân hàng.

Thứ ba,Công ty mẹ sử dụng tiềm lực tài chính của mình để vay vốn chiết khấu của các ngân hàng sau đó cho các công ty con vay lại, tiến tới phát triển công ty ‘mẹ’ trở thành dịch vụ ngân hàng cho công ty ‘con’. Công ty ‘mẹ’ cần phát triển dịch vụ tư vấn hướng dẫn các công ty ‘con’ trong việc vay vốn ngân hàng, và các dịch vụ tư vấn tài chính - ngân hàng khác. Sau khi các công ty ‘con’ có nhu cầu đề xuất với công ty ‘mẹ’, công ty ‘mẹ’ có thể ký hợp đồng đi

vay ngân hàng về cho công ty ‘con’ vay lại. Mức lãi suất công ty ‘mẹ’ cho công ty ‘con’ vay lại thấp hơn so với các công ty ‘con’ tự đi vay ngân hàng, có được điều này là do khả năng giao dịch và thoả thuận lãi suất của công ty ‘mẹ’ đối với các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, Để vay được số lượng vốn lớn các tổng công ty nên sử dụng linh hoạt phương thức vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng, đồng thời với nhu cầu vốn lớn cho dự án thực sự hiệu quả thì có thể xin phép Thủ tướng để vay vượt 15% vốn tự có của các Ngân hàng. Ngoài ra các tập đoàn kinh doanh cũng nên tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng quốc tế, vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài, thí điểm phát hành trái phiếu quốc tế…Trong quá trình này nhà nước cũng cần xem xét sửa đổi các quy định quá nghiêm ngặt về giới hạn tín dụng đối với các tổng công ty. Đối với các khoản vay thực sự có hiệu quả thì nên cho phép các ngân hàng xem xét và tự quyết định cho các tổng công ty vay vượt 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Thứ năm, Huy động vốn thông qua hình thức liên kết với ngân hàng. Như đã đề cập ở trên, việc hình thành các tổ hợp tập đoàn kinh doanh là một hình thức khá mới. Khi mà tập đoàn kinh doanh đã thực sự lớn mạnh thì có thể liên kết với Ngân hàng để hoạt động. Các tập đoàn kinh doanh trên thế giới sau khi lớn mạnh đều tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng hoặc thành lập ngân hàng riêng của tập đoàn. Đối với các tập đoàn kinh doanh Việt nam, do quy mô còn nhỏ bé, hơn nữa chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cho nên biện pháp liên kết với các Ngân hàng là phù hợp hơn, vừa tận dụng được năng lực kinh doanh của các ngân hàng vừa học hỏi kinh nghiệm để tiến đến kinh doanh trong lĩnh vực này. Thông qua các Ngân hàng liên kết các tập đoàn kinh doanh sẽ huy động được nguồn vốn lớn, lãi suất hợp lý và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w