Đối với các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh: 1 Các giải pháp chung đối với các tổng công ty

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 77 - 79)

17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9

3.3.1 Đối với các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh: 1 Các giải pháp chung đối với các tổng công ty

3.3.1.1 Các giải pháp chung đối với các tổng công ty

Khi tổng công ty được tổ chức lại theo mô hình công ty 'mẹ' - công ty 'con' , thì công ty’mẹ’ và công ty ‘con’ đầu là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân như nhau, tự chủ về tài chính, chủ động trong sản xuất kinh doanh và đầu tư, bình dẳng trước pháp luật.

Một là, Phân định rõ ràng thẩm quyền quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc) về tạo lập và huy động vốn:

- Đại hội cổ đông: Thông qua chiến lược, quy hoạch kế hoạch tạo lập vốn cho kế hoạch 5 năm, 10 năm hoặc dài hơn nữa.Chiến lược phải chỉ rõ quy mô nguồn vốn cần huy động cho từng thời kỳ, các kênh huy động : thị trường chứng khoán, tín dụng hay huy động vốn nội bộ… và quyết định lựa chọn kênh huy động nào phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và điề kiện vĩ mô nền kinh tế trong từng thời kỳ phát triển.

-Hội đồng quản trị: Phê duyệt các dự án huy động vốn và đầu tư do Tổng giám đốc, giám đốc trình. Hội đồng quản trị của công ty ‘mẹ’ cũng chính là hội đồng quản trị của tập đoàn.

-Tổng giám đốc: Quyết định các dự án huy động vốn được Hội đồng quản trị phân cấp theo quy định trong điều lệ tổng công ty. Ban giám đốc của công ty ‘mẹ’ có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị tập đoàn về tình hình thực hiện và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con.

Hai là, Tập trung nâng cao uy tín, năng lực tài chính của công ty ‘mẹ’ để huy động vốn nợ dễ dàng hơn. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo- thương hiệu, thì uy tín và thương hiệu tạo ra 37% giá trị huy động vốn (Martin

Roll - chuyên gia Mỹ về thương hiệu của các công ty trong anh sách Fortune 500 - báo Vietnamnet). Uy tín khi huy động vốn của công ty mẹ thể hiện ở quy mô và năng lực sử dụng vốn, khả năng thanh toán và hệ số tin cậy tín dụng (tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ). Ngoài ra uy tín và năng lực tài chính của công ty ‘mẹ’ của tập đoàn còn thể hiện trong khả năng ngoại giao, tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ và liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, kêu gọi nguồn hỗ trợ từ Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế. Thông qua việc nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, các tập đoàn kinh doanh của Việt Nam có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế.

Ba là,Chuyên môn hoá chức năng đầu tư và quản lý tài chính của công ty ‘mẹ’ trong tập đoàn.

Theo phân tích ở Chương 1, trong sự phát triển của các mô hình tập đoàn kinh doanh thì mô hình công ty ‘mẹ’ tài chính là mô hình phổ biến và được rút ra trong quá trình chọn lọc lâu dài của các tập đoàn kinh doanh trên thế giới.

Mô hình này là thích hợp và là xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh doanh của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay và thời gian trước mắt, do các tập đoàn kinh doanh của Việt Nam phát triển từ các tổng công ty chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành truyền thống nên khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’ thì công ty ‘mẹ’ của tập đoàn vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng đầu tư tài chính. Mặc dù vậy để phát triển đúng định hướng tập đoàn kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải tập trung cho các công ty ‘con’, công ty ‘mẹ’ tập trung chuyên môn cho hoạt động quản lý tài chính. Công ty ‘mẹ’ phải chuyên môn hoá trong chức năng đầu tư vốn, kiểm tra giám sát hiệu quả của hoạt động tài chính trong các công ty ‘con’ và toàn bộ tập đoàn kinh doanh. Công ty Tài chính thành viên của tập đoàn phải hoạt động dưới sự kiểm soát của công ty ‘mẹ’, trợ giúp đắc lực cho công ty ‘mẹ’ trong chức năng quản lý tài chính trong đó có vấn đề huy động vốn và điều hoà vốn cho tập đoàn.

Bốn là, nghiên cứu liên kết với các ngân hàng thương mại để hình thành tổ hợp tập đoàn kinh doanh. Việc thành lập ngân hàng thành viên của tổng công ty là việc khó khăn và trước mắt là chưa cần thiết. Thay vào đó, sẵn có kinh nghiệm và sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại trong nước, các tập đoàn kinh doanh có thể đầu tư nắm giữ cổ phiếu để liên kết với các ngân hàng này trờ thành khối liên minh liên kết trong sản xuất kinh doanh. Đây là mô hình đúc rút kinh nghiệm từ các nước phát triển, đặc biệt là mô hình của Hàn Quốc và nhật bản, các ngân hàng chi phối hoạt động của các tập đoàn kinh doanh và ngược lại các tập đoàn kinh doanh cũng lớn mạnh và chi phối lại các ngân hàng.

Liên kết với các ngân hàng thương mại là khả năng chỉ có ở các tập đoàn kinh doanh và cũng là quy luật phát triển tích tụ vốn của nền kinh tế. Ở Việt nam, nếu để các tập đoàn kinh doanh và các ngân hàng đứng riêng rẽ sẽ không phát huy hết sức mạnh của nền kinh tế đặc biệt là sử dụng nguồn lực của nhau. Việc liên kết hợp tác với nhau sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp, làm cột trụ cho nền kinh tế và nâng cao tính cạnh tranh của thương hiệu Việt nam.

Mô hình này có thể thí điểm trước hết là đối với ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) và các tập đoàn kinh doanh trong các ngành công nghiệp xây dựng với các công trình đầu tư trung và dài hạn mà ngân hàng này thường tài trợ. Các công ty trong các lĩnh vực này có thể là: Các tổng công ty xây dựng (Sông đà, Sông Hồng, Vinaconex), tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ, tổng công ty Điện lực, tổng công ty xi măng... Các tổng công ty này sẽ đầu tư mua cổ phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển và trở thành cổ đông chiến lược của BIDV và ngược lại. Sau đó có thể phát triển sang các tổ hợp khác như Ngân hàng Ngoại thương và các tổng công ty thương mại xuất khẩu, Ngân hàng Nông nghiệp với các tổng công ty lương thực miền Bắc, miền Nam..., và sau này có thể có tổ hợp kết hợp giữa các ngân hàng cổ phần với các tập đoàn kinh doanh không thuộc sở hữu nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w