Kiến nghị đối với nhà nước:

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 87 - 93)

- Đối với trái phiếu cần chủ động đưa ra mức lãi suất hợp lý và phát hành rộng rãi vào công chúng không giới hạn trong nội bộ tập đoàn.

d) Đối với huy động vốn và điều hoà vốn thông qua Công ty Tài chính.

3.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước:

Thứ nhất: Cần đổi mới hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính định hướng tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế các nước trong khu vực và quốc tế.Chính sách vĩ mô phải hướng vào ổn định và phát triển nền kinh tế, tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước phải nhấn mạnh tính nhất quán của chính sách nền kinh tế nhiều thành phần, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho chế độ sở hữu, từ đó mới tạo ra tâm lý yên tâm đầu tư vốn từ nhiều thành phần khác nhau ở trong và ngoài nước cho các tập đoàn kinh doanh của Nhà nước.

Thứ hai: Nhà nước cần tạo điều kiện và tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau cho các tổng công ty, tập trung tích luỹ tư bản để phát triển các tổng công ty thành các tập đoàn kinh doanh. Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các

tập đoàn kinh doanh trong nước vay vốn khi các tập đoàn kinh doanh này mới hình thành còn non yếu trên thị trường quốc tế. Nhà nước tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia và các tổ chức thế giới để thông qua đó tạo lập thị trường, tạo lập mối quan hệ kinh doanh giữa các tổng công ty và các đối tác nước ngoài và tăng cường nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các Chính phủ ODA, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Quyết tâm gia nhập WTO sớm để các tập đoàn kinh doanh trong nước có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, cọ xát với thị trường quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các tổng công ty, các tập đoàn kinh doanh trong nước.

Việc tạo điều kiện vay vốn không có nghĩa là khuyến khích các tập đoàn vay vốn. Các tài chính sẽ tự quyết định lúc nào nên vay và vay với số lượng bao nhiêu, Nhà nước không nên can thiệp vào quá trình này. Việc để lại lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư và vốn công ty tự huy động vô hình dung đã khuyến khích và can thiệp quá sâu vào cơ chế quản lý vốn và thiết lập cơ cấu vốn của tổng công ty. Quy định này khiến các công ty nhà nước chạy đua trong việc vay vốn bất chấp tính hiệu qủa của đồng vốn vay và cơ cấu vốn hợp lý. So với năm 2004, tỷ lệ nợ năm 2005 của các tổng công ty đã tăng lên một cách không bình thường (năm 2004 là 35% thì sang năm 2005 hệ số đó là 55%, với giá trị tuyệt đối của tổng nguồn vốn nợ là 317.059 tỷ đồng), sự tăng lên đột biến này báo hiệu một thay đổi không tốt, không dựa trên quy luật phát triển tự nhiên của các tổng công ty, làm tăng tính rủi ro trong kinh doanh. Bởi vậy, nhà nước nên xem xét thay đổi quy định trong lĩnh vực phân phối lợi nhuận sau thuế này.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, cụ thể: Lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường; xoá bỏ sự phân biệt về lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn như: Tài sản thế chấp, bảo lãnh,

thẩm định dự án …để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư: Thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, thay đổi các quy định theo hướng thông thoáng hơn trong việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các tổng công ty. Phát triển thị trường chứng khoán trở thành một kênh cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế nói chung và các tổng công ty phát triển tập đoàn kinh doanh nói riêng. Thông qua đó, các tổng công ty có thể đa dạng hoá sở hữu, huy động nguồn vốn từ mọi thành phần trong nền kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đơn giản hóa các thủ tục phát hành trái phiếu và cổ phiếu đề các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với công cụ huy động vốn này. Hạ thấp các chỉ tiêu, khuyến khích các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thứ năm: Giảm tỷ lệ vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tiến tới cổ phần hoá công ty ‘mẹ’ của tập đoàn.

Theo phân tích trong chương 1, nhà nước không thể một mình cung cấp đủ vốn cho nhu cầu phát triển ngày càng lớn của các tập đoàn. Ít có tập đoàn kinh doanh nào trên thế giới khi qui mô lớn mà không thực hiện đa sở hữu, ngoại trừ một số ngành liên quan đến an ninh quốc gia và các ngành công ích. Chỉ có thực hiện đa sở hữu mới có thể tạo điều kiện cho sự phát triển không có giới hạn của các tập đoàn kinh doanh. Đây là quy luật khách quan để tích tụ và tập trung vốn cho các tập đoàn. Theo kinh nghiệm của các tập đoàn kinh doanh (CT của Trung Quốc và FT của Pháp) thì Nhà nước nên giảm tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trong các tập đoàn (điển hình trong lĩnh vực bưu chính viễn thông), đa dạng hoá các chủ sở hữu kể cả đại diện chủ sở hữu của nhà nước, bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và các tập đoàn kinh doanh nói riêng.

Trong điều kiện Việt Nam, với định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, khi thực hiện chủ trương này cần chú ý những vấn đề sau:

- Đối với những ngành quan trọng, quyết định đối với nền kinh tế thì nhà nước vẫn phải giữ đa số cổ phần, tỷ lệ nắm giữ của các nhà nước đối với các công ty ‘mẹ’ của tập đoàn kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực này từ 50% đến 100%. Tuy nhiên, nhà nước chỉ nắm quyền kiểm soát công ty mẹ và vẫn tiến hành cổ phần hoá mạnh các công ty con. Với ràng buộc cơ chế hiện nay, các công ty con không được phép đầu tư ngược trở lại công ty ‘mẹ’ do đó không sợ dẫn đến trường hợp các công ty con lớn mạnh trở thành công ty mẹ như ở các nước khác.

- Đối với những ngành quan trọng nhưng không có tính chất quyết định và khi thị trường tài chính đã phát triển thì nhà nước có thể nắm giữ ít hơn 50% vốn cổ phần mà vẫn giữ được quyền kiểm soát đối với các tập đoàn kinh doanh thông qua sở hữu nội bộ và cấu trúc tài chính của tập đoàn.

- Đối với những ngành kinh doanh không có hiệu quả và không cần sự có mặt của nhà nước thì phải kiên quyết cổ phần hoá, thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu và nhà nước không nắm giữ cổ phiếu trong các công ty này, tránh tình trạng các công ty cố giữ tỷ lệ 51% vốn nhà nước để vẫn mang danh nghĩa là công ty nhà nước.

Thứ sáu, Xây dựng đồng bộ các hành lang pháp lý cho sự hoạt động của các tập đoàn kinh doanh, đặc biệt là mô hình công ty ‘mẹ’ công ty ‘con’ và hoạt động của công ty tài chính thành viên của tập đoàn. Xây dựng các văn bản thông tư hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của các tổng công ty khi chuyển sang mô hình mới. Làm rõ bản chất của việc giao vốn, quyền quyết định của tổng công ty - công ty ‘mẹ’ đối với số vốn giao cho công ty thành viên - công ty ‘con’; Quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp; Quy định rõ người quyết định đầu tư phải là người chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình, dự án.v.v..

Kết luận

Qua các nội dung trình bày trong đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau: 1- Quá trình hình thành của các tập đoàn kinh doanh trên thế giới là sự phát triển khách quan đáp ứng đòi hỏi tích tụ và tập trung tư bản và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.Do đó các Tổng công ty đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước định hướng phát triển tập đoàn kinh doanh cần nghiên cứu và thực hiện.

Việc phát triển các tổng công ty thành các tập đoàn kinh doanh kinh doanh là một tất yếu và là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế.Do đó việc đổi mới phương thức quản lý vốn của các tổng công ty định hướng phát triển tập đoàn là hết sức cần thiết.

2- Từ những kinh nghiệm thực tiễn của các tập đoàn kinh doanh trên thế giới đã cho chúng ta bài học có tính nguyên lý về cơ chế hoạt động , nguyên lý của cơ chế tài chính nói chung và phương thức quản lý vốn nói riêng của tập đoàn kinh doanh.

Phương thức quản lý vốn của tập đoàn kinh doanh theo mô hình công ty mẹ, công ty con không phải bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng đầu tư tài chính và tách bạch rõ ràng giữa pháp nhân công ty ‘mẹ’ với pháp nhân công ty ‘con’; tách bạch giữa vốn và tài sản của công ty ‘mẹ’ với vốn và tài sản của công ty ‘con’; tách bạch giữa công ty đi dầu tư với công ty nhận đầu tư; tăng quyền chủ động của công ty con được đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp khác để trở thành công ty ‘mẹ’; tạo điều kiện cho công ty con tăng tích luỹ, tăng tiềm lực tài chính hình thành liên kết tài chính thông qua đầu tư và góp vốn để liên kết với nhau, chi phối nhau.

3- Công ty ‘mẹ’ và công ty ‘con’ trong tập đoàn kinh doanh đều có tư cách pháp nhân và có quyền bình đẳng như nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó công ty ‘mẹ’ và công ty ‘con’ đều có quyền quyết định các nội dung liên quan đến cơ chế tạo lập và sử dụng vốn của mình. Quyền quyết định cao nhất là Đại hội cổ đông, tuy nhiên do công ty mẹ giữ quyền chi phối các công ty con nên các công ty ‘con’ phải thực hiện theo định hướng, chiến lược chung của tập đoàn kinh doanh.Nhờ đó mà tập đoàn kinh doanh phát huy được lợi thế của một tổ chức kinh tế có quy mô lớn nhưng rất năng động trong kinh tế thị trường, đảm bảo được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

4-Một số quan điểm được nêu lên nhằm định hướng đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước cảu các tổng công ty nhà nước định hướng phát triển thành tập đoàn kinh doanh ở Việt nam.

Các giải pháp về phương thức tạo lập, huy động và sử dụng vốn đối với các tổng công ty đã đề cập một số mặt cơ bản nhất mà Nhà nước và các tổng công ty cần thực hiện đối với quá trình đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh doanh có tính đến các điều kiện đặc thù của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn hiện nay./.

MỤC LỤC

Trang STT...67 Công ty tài chính...67

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w