Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 58 - 62)

17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9

2.2.2.2. Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Như đã đề cập, nguồn vốn tín dụng là một trong những nguồn tài chính quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trong cơ chế thị trường. Trên thực tế, không có một tập đoàn kinh doanh hay một công ty nào hoạt động mà không huy động nguồn vốn tín dụng.

Trong những nguồn vốn tín dụng của tổng công ty 91, quan trọng nhất thuộc về nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay,

việc khai thác nguồn vốn này cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế cần sớm được giải quyết. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những khó khăn trong cơ chế quản lý tín dụng, chính sách tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng và thủ tục hành chính, cơ chế quản lý của các tổng công ty .v.v…

Chính sách tín dụng của nhà nước đối với các tổng công ty 90 và tổng công ty 91 được đặt ở mức độ ưu tiên theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, coi trọng vai trò “đầu tàu” của các tổng công ty nhà nước. Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 6 - Luật các tổ chức tín dụng: “Nhà nước có chính sách tín dụng về vốn, điều kiện vay đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Theo luật Doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 26/11/2003, quyền huy động vốn của các công ty nhà nước được quy định tại mục 1 Điều 17 như sau: “Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức nước ngoài; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động khác theo quy định pháp luật”. Tuy nhiên trong mục này Luật cũng nêu rõ: “Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu”.

Về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn, Nghị định 199/2004-NĐCP đã quy định:

1. Hội đồng quản trị quyết định hợp đồng vay vốn lớn hơn vốn điều lệ của tổng công ty nhà nước. Trường hợp Hội đồng quản trị phân cấp cho Tổng giám đốc, Giám đốc quyết định các hợp đồng vay vốn. Các hợp đồng vay vốn lớn hơn vốn điều lệ thì mức phân cấp cụ thể phải ghi trong Điều lệ của công ty nhà nước.

2. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị quyết định hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ.

3.Các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn diều lệ do Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) công ty nhà nước quyết định.

So với trước đây, các quy định hiện hành đã thể hiện một mức độ thông thoáng hơn trong cơ chế huy động vốn của tổng công ty. Về nguyên tắc, tổng công ty có thể huy động mọi nguồn vốn theo quy định của pháp luật và cơ hội huy động các nguồn vốn đó rất đa dạng đối với tổng công ty. Tuy nhiên, trên thực tế còn gặp những khó khăn khi thực hiện, triển khai vay vốn vì những lý do khác nhau liên quan đến giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận sở hữu, bảo lãnh, thế chấp, định giá, thủ tục công chứng..v.v…

Một khó khăn nữa liên quan đến việc vay vốn của các tổng công ty 91 là cơ chế kiểm soát tín dụng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng quốc doanh là nguồn cung cấp tín dụng quan trọng nhất của các tổng công ty, có quan hệ hiểu biết và gắn bó lâu dài với các tổng công ty. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ có thể cho vay không vượt quá một tỷ lệ nhất định của vốn tự có của ngân hàng.

Theo Điều 79 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (và trong quyết định 457/2005 của Thống đốc NHNN về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng), tỷ lệ tối đa mà một ngân hàng hay tổ chức được phép cho một khách hàng (công ty, doanh nghiệp) vay là 15% so với vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trường hợp nhu cầu của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Trong các trường hợp đặc biệt, khả năng cho vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng không đáp ứng được yêu cầu vay vốn của khách hàng thì phải xin phép Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Tỷ lệ quy định (15%) như vậy trên thực tế đã làm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh không thể cho các tổng công ty 91 vay những khoản tín

dụng lớn. Vì quy mô hoạt động và nhu cầu vốn của các tổng công ty 91 rất lớn so vói vốn tự có của các tổ chức tín dụng trong nước, do đó cả hai phía đều gặp khó khăn. Trong khi đó nhờ nguồn vốn tự có lớn hơn và cơ chế linh hoạt hơn, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc cho các tổng công ty vay vốn, có một vấn đề khó khăn đặt ra cần sớm giải quyết đó là giới hạn cho vay và bảo lãnh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước quy mô không lớn cũng đã gặp khó khăn về giới hạn tín dụng, nhưng với các tổng công ty 90 và tổng công ty 91 khi quy mô và phạm vi hoạt động lớn thì vấn đề giới hạn tín dụng càng đặt ra gay gắt hơn nhiều.

Việc quy định giới hạn cho vay và bảo lãnh của một tổ chức tín dụng đối với một tổ chức kinh tế là cần thiết để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đối với các tổng công ty 91 thì trên thực tế đã nảy sinh những vướng mắc về giới hạn tín dụng mà một ngân hàng thương mại được phép cho vay.

Thông thường, do nhu cầu rất lớn về vốn để đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng kinh doanh, các tổng công ty 91 cần vay vốn tín dụng ngân hàng từ vài trăm tỷ đến hàng ngàn tỷ đồng. Thực tế, hệ thống ngân hàng thương mại của nước ta hiện nay cũng bị hạn chế về quy mô vốn. Dẫn đầu các ngân hàng nội địa là 4 ngân hàng quốc doanh chủ lực: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương. Nhưng các ngân hàng này cũng có số vốn tự có rất nhỏ bé so với các ngân hàng quốc tế và so với yêu cầu hoạt động.

Năm 1999, Ngân hàng nhà nước đã từng đề nghị Chính phủ cho phép một số ngân hàng thương mại vay quốc doanh được phép cho tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng.Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương cho vay 870 tỷ, Ngân hàng Công thương cho vay 1500 tỷ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển cho vay 833 tỷ và Ngân hàng Nông nghiệp cho vay 630 tỷ đồng. Tuy nhiên cơ chế chỉ mang tính chất tình thế, chưa giải quyết

triệt để về mặt quy chế để các ngân hàng cho các tổng công ty vay với khối lượng lớn trong điều kiện cho phép, các tổng công ty 91 vẫn nằm trong tình trạng thiếu vốn triền miên chưa giải quyết được.

Khi các tổng công ty 91 cần số lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh thì có thể vay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các công ty tài chính nước ngoài tại Việt nam. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu và cũng còn nhiều hạn chế, không phải bao giờ cũng vay được và cũng không thể “lạm dụng”. Chính sự mất cân đối cung cầu nói trên dẫn đến những cản trở ách tắc trong quá trình huy động vốn tín dụng đối với các tổng công ty 91.

Do vị trí đặc biệt quan trọng của nguồn vốn tín dụng trong việc huy động vốn của tập đoàn kinh doanh cũng như của doanh nghiệp nhà nước nên việc khắc phục các hạn chế tồn tại của cơ chế tín dụng đối với doanh nghiệp đang là một vấn đề thời sự trong cải cách doanh nghiệp nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w