Nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Xay dung chien luoc kinh doanh cho cong ty xay dung sao mai (Trang 51)

Nhà cung cấp nguyên liệu: các nguyên vật liệu trong ngành xây dựng đều có nguồn cung cấp đa dạng và phong phú. Trên địa bàn Tỉnh An Giang hiện nay, các nguồn cung cấp những nguyên liệu này là các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, cửa hàng trang trí nội thất, cửa hàng kinh doanh các phụ kiện kiến trúc. Ta có thể chia nguyên vật liệu thành 3 nhóm chính sau:

+ Vật liệu phần thô: cát, đá, xi măng, sắt, thép,… từ các nhà cung cấp xi măng Holcim, Cotec, Thép Miền Nam, Thép Việt Nhật, Thép Pomina,…trong đó, cát, đá và gạch là vật liệu địa phương.

+ Vật liệu hoàn thiện: cửa sổ, cửa kính, gạch ceramic, sơn, tấm kim loại, gạch trang trí,…từ các nhà cung cấp: Đồng Tâm, Taicera, American, Euro Windows,.…

+ Trang thiết bị trong nhà: thiết bị vệ sinh (lavabo, bồn tắm,…), thiết bị điện (hệ thống dây, đèn,…), đồ dùng nội thất,…từ các nhà cung cấp: Đồng Tâm, ToTo, Vĩnh Cửu,….

Có quá nhiều nhà cung cấp cũng chính là một khó khăn làm cho các công ty xây dựng nói chung và Sao Mai nói riêng khó có thể kiểm soát được chặt chẽ nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, những sản phẩm được xây dựng theo đơn đặt hàng, kể cả các nguyên vật liệu được sử dụng, vì vậy tùy vào từng công trình hay nói khác hơn là yêu cầu của khách hàng mà các công ty phải mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đó. Trong địa bàn Tỉnh An Giang hiện nay có rất nhiều những đại lý, cửa hàng kinh doanh các mặt hàng này. Riêng đối với Sao Mai, trong thời gian qua do việc thu mua vật liệu đựoc giao cho các đội thicông thựchiện nên công ty đã không nắm được nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu và thường xuyên của Công ty mình.

Nhà cung cấp vốn: nhà cung cấp vốn của các công ty xây dựng trong địa bàn Tỉnh hiện nay là rất nhiêu, phần lớn là những Ngân hàng đang hoạt động như: ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Công thương, ngân hàng Sài Gòn thương tín….v..v…Thiết nghĩ, cơ cấu kinh tế của cả nước hiện nay đang được chuyển dần sang khu vực công nghiệp – xây dựng nên chắc chắn rằng sắp tới ngành sẽ được Nhà nươc dành nhiều sự ưu đãi, có thể vay ngân hàng với số lượng lớn và lãi suất ưu đãi hơn hiện nay.

Nhà cung cấp lao động: Việt Nam là một nước đông dân, nguồn cung lao động rất dồi dào nhưng thật sự mà nói chất lượng còn kém, trình độ học vấn, năng suất và kỷ luật lao động lại thấp. Ngành xây dựng hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao, các kỹ sư, kiến trúc sư có trình độ, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh.

Nhà cung cấp thiết bị và phương tiện: Đa phần máy móc thiết bị và phương tiện của Sao Mai được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng ở Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh,… .Tuy nhiên, trên thế giới cũng có rất nhiều nhà cung cấp các thiết bị danh tiếng nên dù mức độ cạnh tranh giữa những nhà cung cấp này là khá cao và mạnh mẽ nhưng nó lại không gây ảnh hưởng nhiều đến sự cạnh tranh trong ngành.

4.3. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:

4.3.1. Ảnh hưởng kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và ổn định, nhịp độ tăng trưởng tương đối nhanh vượt xa so với mức tăng của các năm trước. Theo số liệu thống kê, tổng sản phẩm trong nước năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, khu vực dịch vụ tăng 8,5%, còn khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 4% (Nguồn: Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2005, Bộ Kế hoạch và đầu tư). Do khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức tăng chung và tăng nhanh hơn các khu vực khác nên cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng và giảm ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Với tình hình đó, dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đến năm 2010 như sau:

Bảng 4.10: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đến năm 2010 Đvt: % Chỉ tiêu 1996 - 2000 2001 - 2010 1996 - 2010 GDP 9,12 10,81 10,88 Công nghiệp 13,02 13,87 14,54 Xây dựng 14,79 15,56 16,40 Nông nghiệp 5,44 4,32 5,07 Dịch vụ 10,97 13,22 13,26

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư).

Tình hình trên cho thấy Sao Mai cũng như các công ty khác trong ngành đã có được cơ hội cho lĩnh vực đầu tư của mình một khi xây dựng là một trong những ngành được tập trung đầu tư và đẩy mạnh đầu tư trong giai đoạn trước mắt – giai đoạn 2006 – 2010, cơ hội mà các doanh nghiệp xây dựng có được ở đây có thể là sự ưu đãi từ phía nhà nước mà cụ thể vấn đề vay vốn từ các ngân hàng – có thể được vay nhiều hơn và với lãi suất thấp hơn,…

Riêng ở Tỉnh An Giang, thị trường chính của Sao Mai, kinh tế chẳng những phát triển không kém mà còn có khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi các chính sách và chiến lược phát triển của Tỉnh, cụ thể như sau:

- Chiến lược phát triển kinh tế An Giang: chuyển dịch theo cơ cấu đẩy mạnh công nghiệp và xây dựng.

- Đẩy mạnh tốc độ cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa tạo điều kiện phát triển hoạt động thương mại - du lịch.

- Đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị ở Long Xuyên và Châu Đốc và các đô thị mới, với mục tiêu: Long Xuyên trở thành đô thị loại 2, Châu Đốc thành đô thị loại 3 và Phú Tân trở thành thị xã,..v..v….Đây chính là cơ hội lớn nhất cho Sao Mai vì với chiến lược phát triển này của Tỉnh ta một lần nữa lại khẳng định cho hướng đẩy mạnh hoạt động vào các khu dân cư, khu đô thị của Sao Mai là hoàn toàn đúng đắn và cũng vì thế chắc chắn trong tương lai Sao Mai không phải e ngại vì sản phẩm của mình không có được khách hàng nếu Công ty vẫn ra sức xây dựng các chính sách về giá cả, chất lượng,…của sản phẩm một cách tốt nhất.

Biến động của giá cả nguyên vật liệu:

Hiện nay trên thị trường, giá cả nguyên vật liệu trong xây dựng là không ổn định, thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (trong đó có Sao Mai) trong vấn đề giá bán dành cho khách hàng: thường thì “Nước lên thì thuyền lên” nhưng trên thương trường giá nguyên liệu đầu vào và thành phẩm không thể tăng đồng bộ như lý thuyết nước và thuyền được; từ đó ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đôi khi sự tăng giá bán của nguyên vật liệu lại tạo ra cơ hội gian lận về chất lượng công trình nếu đơn vị thi công công trình không nắm rõ được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh (trong trường hợp công ty không tổ chức giám sát và kiểm tra chặt chẽ các đội thi công của công ty mình), từ đó ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty cũng như chất lượng công trình, tác động gián tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng.

4.3.2. Ảnh hưởng xã hội và văn hóa:

Hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân An Giang nói riêng ngày càng cao, nhu cầu thỏa mãn bản thân ngày càng được chú trọng, trong đó có nhu cầu về thẩm mỹ. Bên cạnh nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp thì mong muốn được sống trong những ngôi nhà khang trang, kiến trúc độc đáo cũng đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ hiện đại và phát triển.

Vì vậy với phong cách công nghiệp hiện đại như ngày nay, con người luôn đòi hỏi nét độc đáo, sáng tạo và khác lạ giữa cái mình có với cái người khác có, mà đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, các đặc điểm này chính là những yếu tố để quyết định sự thành công trong quan hệ cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành. Nhu cầu về cái đẹp của con người tăng cao cùng với mức gia tăng về thu nhập mà họ có được, do đó có thể nói một khi mức sống tăng lên thì nhu cầu thỏa mãn của con người ngày càng cao, trong đó nhu cầu về một nơi ở cao cấp và tiện nghi là không thể thiếu.

Theo số liệu dự báo, GDP/người của Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt khoảng 1050 – 1100 USD. Bên cạnh đó, dân số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng đến 21,1 triệu người vào năm 2010; trong đó công nghiệp và xây dựng sử dụng 23 – 24% lao động, được dự báo cụ thể như sau:

Bảng 4.11: Dự báo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chia theo nhóm ngành được đào tạo đến năm 2010 vùng ĐBSCL

Đvt: 1.000 người

Nhóm ngành Năm 2005 Năm 2006

Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng

Công nghiệp và xây dựng 7,69 703 12,15 1.250

Dịch vụ 5,41 495 9,91 1.020

Nông, lâm, ngư nghiệp 3,44 314 7,94 817

Tổng cộng 16,64 1.512 30 3.087

(Nguồn: Nhà xuất bản Thống Kê).

Tuy nhiên, hiện nay ở các công ty xây dựng trên địa bàn Tỉnh An Giang nói chung và công ty Sao Mai nói riêng, lao động có tay nghề chuyên môn cao vẫn còn thiếu hụt nhiều và ở An Giang vẫn chưa đáp ứng đủ các lớp, khoá đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

Ngoài ra, năm 2010 ĐBSCL còn phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 35% (7,4 triệu người), so với năm 2005 là 16% (3,4 triệu người) (Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư). Điều này đã tạo một cơ hội lớn cho các công ty hoạt động như Sao Mai về một lượng cầu lớn các khu dân cư, khu đô thị trong tương lai.

4.3.3. Ảnh hưởng địa lý và điều kiện tự nhiên:

Với điều kiện về vị trí và địa hình thuận lợi (bằng phẳng, giao thông thuận lợi và thông suốt), An Giang là một tỉnh đồng bằng thuộc vùng Tây Nam của Tổ quốc, là nơi có khí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm phần nào cũng tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình thi công công trình cũng như việc bảo quản, vận chuyển nguồn nguyên vật liệu. Tuy nhiên, đất ở vùng ĐBSCL nói chung có kết cấu nền móng quá yếu làm cho giá thành xây dựng rất cao, phí tổn nền móng thường chiếm trung bình 20 – 30% tổng giá

thành xây dựng. Do đó, nhà đầu tư phải bỏ nhiều chi phí hơn so với khi đầu tư ở miền Đông hay các nơi khác.

4.3.4. Ảnh hưởng luật pháp, chính phủ và chính trị:

Nghị định 181 của Chính phủ một mặt đã hạn chế tầm hoạt động của Sao Mai cũng như các công ty trong ngành trên lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong khu vực nội ô nhưng một mặt lại mở ra hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp này khi cùng định hướng vào những vùng nông thôn còn bị bỏ ngõ. Mặt khác, mặc dù thị trường địa ốc bị đóng băng khi Nghị định 181 được ban hành nhưng ngay sau đó, nghị định 17 ra đời đã phần nào gỡ rối cho tình trạng đóng băng này. Nhưng nhìn chung, Sao Mai không bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh bất động sản vì toàn bộ những dự án khu dân cư, khu đô thị mặc dù hiện nay vẫn chưa hoàn thành xong nhưng dự án đã được phê chuẩn, xét duyệt từ trước khi Nghị định 181 ra đời.

Bên cạnh đó, theo nhận định của một số chuyên viên trong ngành xây dựng hiện nay, cơ chế chính sách của Tỉnh về hỗ trợ, ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động là chưa cụ thể và rõ ràng.

4.3.4. Ảnh hưởng của khoa học – công nghệ:

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành máy móc thiết bị ngày càng cao cấp và hiện đại. Không những thế, khoa học kỹ thuật phát triển còn góp phần nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, tạo điều kiện để khai thác các nguyên vật liệu ngày một tốt hơn và ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên cũng như đảm bảo được mức độ an toàn trong lao động cũng thời gian thi công xây dựng.

Bên cạnh đó, khoa học – công nghệ phát triển ngày càng tạo ra nhiều những phụ kiện kiến trúc – những yếu tố không thể thiếu và đã, đang và sẽ phục vụ rất đắc lực cho ngành xây dựng, chẳng hạn như: gạch, kính, trang thiết bị sinh hoạt,….

Từ các thông tin được đề cập và phân tích, ma trận EFE của công ty Sao Mai được thiết lập như sau:

Bảng 4.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty Sao Mai:

T

T Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. Chính sách về xây dựng của Tỉnh An Giang chưa rõ ràng. 0.10 2 0.20

2. Nhu cầu về khu dân cư, khu đô thị ở An Giang đang tăng. 0.20 4 0.80

3. Nhu cầu về khu dân cư, khu đô thị vùng ĐBSCL đang tăng. 0.04 3 0.12

4. Khoa học công nghệ hỗ trợ cho ngành đang phát triển. 0.12 4 0.48

5. Giá cả nguyên liệu không ổn định. 0.06 2 0.12

6. Tốc độ đô thị hóa ở An Giang ngày càng cao. 0.20 4 0.80

7. Áp lực cạnh tranh do sự kết hợp của các đối thủ. 0.10 2 0.20

8. Phù hợp với cơ chế chuyển đổi cơ cấu kinh tế. 0.08 4 0.32

9. Chất lượng đất trong khu vực không tốt. 0.05 2 0.1

10 Khả năng khách hàng sử dụng các sản phẩm thay thế 0.05 2 0.1

Tổng cộng 1.00 3.24

Nhận xét:

Với số điểm quan trọng tổng cộng là 3,24 đã cho thấy khả năng phản ứng của Sao Mai trước các cơ hội cũng như các mối đe dọa bên ngoài là khá tốt. Các chiến lược mà công ty đang thực hiện đã giúp công ty tận dụng tốt các cơ hội và phần nào khắc phục được nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn còn một vài yếu tố mà công ty phản ứng chưa tốt cũng như chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục, như: giá cả nguyên vật liệu không ổn định và áp lực cạnh tranh do sự kết hợp của các đối thủ trong ngành. Đặc biệt, Sao Mai phải chú ý đến nguy cơ từ đối thủ tiềm ẩn Hoàng Quân – nguy cơ đối thủ này có thể chiếm lấy thị phần của Sao Mai một khi họ đã thực hiện đầu tư với các thế mạnh hiện có. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010, Sao Mai phải chú ý đến các yếu tố này để có thể nâng cao khả năng phản ứng với các mối đe dọa mà môi trường kinh doanh bên ngoài đã mang lại cho công ty.

CHƯƠNG 5

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CHO CÔNG TY SAO MAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Xác định mục tiêu của doanh nghiệp là một việc làm rất quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn chiến lược của chính doanh nghiệp mình. Vì vậy, mục tiêu của Sao Mai cũng được hoạch định như sau:

5.1. XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU CỦA SAO MAI ĐẾN 2010:

5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu:

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và Tỉnh An Giang nói riêng đang diễn ra theo hướng tăng dần ở khu vực công nghiệp, xây dựng và giảm dần ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

- Dự báo tỉ lệ đô thị hóa của vùng ĐBSCL là 35% vào năm 2010 (so với năm 2005 là 16%). Cụ thể ở An Giang với chiến lược đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa cũng như phát triển sơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho du lịch; phấn đấu đưa thành phố Long Xuyên lên đô thị loại 2, thị xã Châu Đốc thành đô thị loại 3, huyện Phú Tân thành thị xã,….

Một phần của tài liệu Xay dung chien luoc kinh doanh cho cong ty xay dung sao mai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)