Ảnh hưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Xay dung chien luoc kinh doanh cho cong ty xay dung sao mai (Trang 52 - 54)

Nền kinh tế Việt Nam nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và ổn định, nhịp độ tăng trưởng tương đối nhanh vượt xa so với mức tăng của các năm trước. Theo số liệu thống kê, tổng sản phẩm trong nước năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, khu vực dịch vụ tăng 8,5%, còn khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 4% (Nguồn: Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2005, Bộ Kế hoạch và đầu tư). Do khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức tăng chung và tăng nhanh hơn các khu vực khác nên cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng và giảm ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Với tình hình đó, dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đến năm 2010 như sau:

Bảng 4.10: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đến năm 2010 Đvt: % Chỉ tiêu 1996 - 2000 2001 - 2010 1996 - 2010 GDP 9,12 10,81 10,88 Công nghiệp 13,02 13,87 14,54 Xây dựng 14,79 15,56 16,40 Nông nghiệp 5,44 4,32 5,07 Dịch vụ 10,97 13,22 13,26

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư).

Tình hình trên cho thấy Sao Mai cũng như các công ty khác trong ngành đã có được cơ hội cho lĩnh vực đầu tư của mình một khi xây dựng là một trong những ngành được tập trung đầu tư và đẩy mạnh đầu tư trong giai đoạn trước mắt – giai đoạn 2006 – 2010, cơ hội mà các doanh nghiệp xây dựng có được ở đây có thể là sự ưu đãi từ phía nhà nước mà cụ thể vấn đề vay vốn từ các ngân hàng – có thể được vay nhiều hơn và với lãi suất thấp hơn,…

Riêng ở Tỉnh An Giang, thị trường chính của Sao Mai, kinh tế chẳng những phát triển không kém mà còn có khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi các chính sách và chiến lược phát triển của Tỉnh, cụ thể như sau:

- Chiến lược phát triển kinh tế An Giang: chuyển dịch theo cơ cấu đẩy mạnh công nghiệp và xây dựng.

- Đẩy mạnh tốc độ cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa tạo điều kiện phát triển hoạt động thương mại - du lịch.

- Đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị ở Long Xuyên và Châu Đốc và các đô thị mới, với mục tiêu: Long Xuyên trở thành đô thị loại 2, Châu Đốc thành đô thị loại 3 và Phú Tân trở thành thị xã,..v..v….Đây chính là cơ hội lớn nhất cho Sao Mai vì với chiến lược phát triển này của Tỉnh ta một lần nữa lại khẳng định cho hướng đẩy mạnh hoạt động vào các khu dân cư, khu đô thị của Sao Mai là hoàn toàn đúng đắn và cũng vì thế chắc chắn trong tương lai Sao Mai không phải e ngại vì sản phẩm của mình không có được khách hàng nếu Công ty vẫn ra sức xây dựng các chính sách về giá cả, chất lượng,…của sản phẩm một cách tốt nhất.

Biến động của giá cả nguyên vật liệu:

Hiện nay trên thị trường, giá cả nguyên vật liệu trong xây dựng là không ổn định, thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (trong đó có Sao Mai) trong vấn đề giá bán dành cho khách hàng: thường thì “Nước lên thì thuyền lên” nhưng trên thương trường giá nguyên liệu đầu vào và thành phẩm không thể tăng đồng bộ như lý thuyết nước và thuyền được; từ đó ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đôi khi sự tăng giá bán của nguyên vật liệu lại tạo ra cơ hội gian lận về chất lượng công trình nếu đơn vị thi công công trình không nắm rõ được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh (trong trường hợp công ty không tổ chức giám sát và kiểm tra chặt chẽ các đội thi công của công ty mình), từ đó ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty cũng như chất lượng công trình, tác động gián tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Xay dung chien luoc kinh doanh cho cong ty xay dung sao mai (Trang 52 - 54)