Hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân An Giang nói riêng ngày càng cao, nhu cầu thỏa mãn bản thân ngày càng được chú trọng, trong đó có nhu cầu về thẩm mỹ. Bên cạnh nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp thì mong muốn được sống trong những ngôi nhà khang trang, kiến trúc độc đáo cũng đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ hiện đại và phát triển.
Vì vậy với phong cách công nghiệp hiện đại như ngày nay, con người luôn đòi hỏi nét độc đáo, sáng tạo và khác lạ giữa cái mình có với cái người khác có, mà đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, các đặc điểm này chính là những yếu tố để quyết định sự thành công trong quan hệ cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành. Nhu cầu về cái đẹp của con người tăng cao cùng với mức gia tăng về thu nhập mà họ có được, do đó có thể nói một khi mức sống tăng lên thì nhu cầu thỏa mãn của con người ngày càng cao, trong đó nhu cầu về một nơi ở cao cấp và tiện nghi là không thể thiếu.
Theo số liệu dự báo, GDP/người của Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt khoảng 1050 – 1100 USD. Bên cạnh đó, dân số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng đến 21,1 triệu người vào năm 2010; trong đó công nghiệp và xây dựng sử dụng 23 – 24% lao động, được dự báo cụ thể như sau:
Bảng 4.11: Dự báo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chia theo nhóm ngành được đào tạo đến năm 2010 vùng ĐBSCL
Đvt: 1.000 người
Nhóm ngành Năm 2005 Năm 2006
Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng
Công nghiệp và xây dựng 7,69 703 12,15 1.250
Dịch vụ 5,41 495 9,91 1.020
Nông, lâm, ngư nghiệp 3,44 314 7,94 817
Tổng cộng 16,64 1.512 30 3.087
(Nguồn: Nhà xuất bản Thống Kê).
Tuy nhiên, hiện nay ở các công ty xây dựng trên địa bàn Tỉnh An Giang nói chung và công ty Sao Mai nói riêng, lao động có tay nghề chuyên môn cao vẫn còn thiếu hụt nhiều và ở An Giang vẫn chưa đáp ứng đủ các lớp, khoá đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.
Ngoài ra, năm 2010 ĐBSCL còn phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 35% (7,4 triệu người), so với năm 2005 là 16% (3,4 triệu người) (Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư). Điều này đã tạo một cơ hội lớn cho các công ty hoạt động như Sao Mai về một lượng cầu lớn các khu dân cư, khu đô thị trong tương lai.