Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Xay dung chien luoc kinh doanh cho cong ty xay dung sao mai (Trang 60 - 62)

Bảng 5.2: Ma trận SWOT của Công ty Sao Mai

SWOT

CƠ HỘI

(OPPORTUNITIES – O)

O1. Phù hợp với cơ chế chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cả nước. O2. Nhu cầu về khu dân cư, khu đô thị ở An Giang tăng cao. O3. Tốc độ đô thị hóa và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng ở An Giang tăng cao phục vụ thương mại và du lịch.

O4. Khoa học – công nghệ hỗ trợ cho ngành đang phát triển. O5. Tiềm năng về lao động chuyên ngành cao. ĐE DỌA (THREATENS – T) T1.Chính sách xây dựng của Tỉnh chưa rõ ràng. T2. Áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của các đối thủ.

T3. Giá cả nguyên liệu không ổn định.

T4. Khả năng chuyển hướng sử dụng sang các loại hình sản phẩm thay thế của khách hàng.

T5. Sự thiếu hụt lao động trong hiện tại.

ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS – S)

S1. Ban lãnh đạo có chuyên môn cao.

S2. Kênh phân phối mạnh. S3. Thương hiệu mạnh. S4. Khả năng huy động vốn cao. S5. Sản phẩm mới, R&D phát triển mạnh. S6. Marketing mạnh và hiệu quả. S7. Chính sách nhân sự hiệu quả.

CÁC CHIẾN LƯỢC S-O

S2+S3+S7+O2: Tăng cường marketing để mở rộng thị phần trên toàn Tỉnh An Giang.

Thâm nhập thị trường hiện tại.

S2+S3+S5+O2: Tiếp tục đầu tư xây dựng những công trình nhà xây sẵn để bán cho khách hàng.

Phát triển sản phẩm (1.)

S4+S5+O3+O4: Đầu tư xây dựng các loại hình sản phẩm mới phục vụ cho du lịch và thương mại An Giang.

Phát triển sản phẩm (2.)

CÁC CHIẾN LƯỢC S-T

S2+S3+S6+T2: Tăng cường marketing để mở rộng thị phần trên toàn Tỉnh An Giang.

Thâm nhập thị trường hiện tại.

S1+S7+T5: Phát huy các chính sách nhân sự của Công ty nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên.

chiến lược nhân sự.

S2+S3+S5+S6+T3+T4: Đầu tư xây dựng sang các loại hình sản phẩm thay thế.

Phát triển sản phẩm (3.)

ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES –W)

W1. Thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề cao.

W2. Hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh.

W3. Quản lý nguồn nguyên liệu chưa cao.

CÁC CHIẾN LƯỢC W-O

W2+W3+O4: Hợp tác cố định và lâu dài với những nhà cung cấp nhất định.

Kết hợp ngược về phía sau.

W1+O5: Phát huy các chính sách nhân sự để thu hút nguồn lực cho Công ty.

Tuyển dụng nhân sự.

W1+O2+O3: Mua công ty đối thủ để giải quyết nguồn nhân lực.

Kết hợp hàng ngang.

CÁC CHIẾN LƯỢC W-T

W1+T5: phát huy chính sách nhân sự của Công ty, nâng cao lòng trung thành của nhân viên.  Chiến lược nhân sự.

W3+T2+T3: Hợp tác cố định và lâu dài với những nhà cung cấp nhất định.

Kết hợp ngược về phía sau.

W1+T2: Mua công ty đối thủ để giảm sức ép cạnh tranh và đáp ứng nhân lực.

Kết hợp hàng ngang.

Phân tích các chiến lược đề xuất:

Nhóm chiến lược S-O:

Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại:

Thế mạnh về thương hiệu, kênh phân phối cùng với hoạt động marketing được thực hiện mạnh và hiệu quả trong thời gian qua sẽ giúp cho Sao Mai nhận thấy rõ hơn nữa

tầm quan trọng của công tác marketing, từ đó có kế hoạch tập trung và đẩy mạnh công tác này trên địa bàn hoạt động của mình để tận dụng tốt cơ hội khi nhu cầu về khu dân cư ở An Giang và cả các tỉnh ĐBSCL đang tăng.

Chiến lược phát triển sản phẩm (1):

Cũng với thế mạnh về thương hiệu, kênh phân phối cùng với khả năng phát triển sản phẩm mới và R&D mạnh, Sao Mai nên mở rộng hoạt động cung cấp những công trình nhà xây dựng sẵn cho khách hàng - một loại hình sản phẩm mới mà Sao Mai vừa áp dụng trên thị trường.

Chiến lược phát triển sản phẩm (2):

Với cơ hội về tốc độ đô thị hóa cũng như phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh An Giang đang tăng cao để phục vụ cho thương mại và du lịch tỉnh nhà, Sao Mai nên tận dụng ưu thế về khả năng huy động vốn cao và khả năng phát triển ẩn phẩm mới của mình để có thể đón đầu thị trường trước các đối thủ với các công trình như trung tâm thương mại, khu du lịch trong tỉnh.

Nhóm chiến lược S-T:

Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại:

Để có thể đối phó với áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của các đối thủ mạnh, Sao Mai nên tận dụng điểm mạnh về kênh phân phối và thương hiệu của mình so với các đối thủ để tăng cường các hoạt động marketing nhằm mở rộng việc quảng bá, đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng ngày càng nhiều hơn.

Chiến lược nhân sự:

Tận dụng ưu thế có được Ban lãnh đạo có chuyên môn cao với khả năng quản trị nhân sự tốt, Sao Mai nên tiếp tục thực hiện và phát huy tốt các chính sách nhân sự của mình để xây dựng và nâng cao tinh thần làm việc cũng như lòng trung thành của các nhân viên để khắc phục nguy cơ thiếu hụt lao động trong hiện tại.

Chiến lược phát triển sản phẩm (3) :

Trước khả năng khách hàng sẽ chuyển hướng sử dụng sang các loại hình sản phẩm thay thế, Sao Mai nên tận dụng những ưu điểm hiện có của mình có thể mở rộng hoạt động sang các loại hình sản phẩm thay thế, như chung cư, căn hộ,….hay văn phòng cho thuê đối với các đơn vị kinh doanh, cơ quan hành chánh sự nghiệp,...

Nhóm chiến lược W-O:

Chiến lược kết hợp ngược về phía sau:

Khắc phục điểm yếu về hệ thống thông tin và quản lý nguồn nguyên liệu, Sao Mai nên tập trung đầu tư lại vào mảng kinh doanh vật liệu xây dựng mà Công ty đã từng làm (nhưng với quy mô rất nhỏ) một cách mạnh mẽ hơn để đảm bảo yêu cầu lượng ngay từ yếu tố đầu vào, là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng của công trình.

Chiến lược tuyển dụng nhân sự: là chiến lược cấp chức năng nên sẽ được phân tích kỹ ở phần chiến lược chức năng (phần giải pháp thực hiện). Vả lại, việc tuyển dụng nhân sự là rất cấp bách và cần thiết, hiện đang được Công ty tiến hành nhằm có thể khắc phục một cách nhanh chóng tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực của Công ty hiện nay.

Chiến lược kết hợp hàng ngang:

Để khắc phục được hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực, Sao Mai có thể mua lại các công ty đối thủ cỡ vừa và nhỏ để từ đó tận dụng triệt để cơ hội về tốc độ đô thị hoá cũng như nhu cầu về khu dân cư, khu đô thị ở An Giang đang tăng.

Nhóm chiến lược W-T: Chiến lược nhân sự:

Điểm yếu về thiếu hụt nguồn lao động tay nghề cao trong hiện tại sẽ được khắc phục phần nào khi Sao Mai vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những chính sách nhân sự hiện đang rất tốt của Công ty. Với các chính sách này, Sao Mai sẽ dễ dàng xây dựng và nâng cao tinh thần làm việc và lòng trung thành của nhân viên, từ đó Công ty cũng yên tâm hơn trong khâu tuyển dụng nhân sự mới mà không hề lo lắng đội ngũ nhân viên của mình sẽ bị lôi kéo bởi các đối thủ khác.

Chiến lược kết hợp ngược về phía sau:

Khắc phục điểm yếu về quản lý chất lượng chưa cao để giảm bớt áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của đối thủ cũng như sự không ổn định về giá cả nguyên vệt liệu đầu vào, Sao Mai nên có kế hoạch tập trung lạ nhất định, việc kinh doanh được thực hiện một cách ổn định và lâu dài.

Chiến lược kết hợp hàng ngang:

Nguy cơ về áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của đối thủ sẽ được giảm bớt một khi Sao Mai có thể khắc phục được điểm yếu về thiếu hụt nguồn nhân lực của mình bằng cách mua lại các đối thủ cỡ vừa và nhỏ để tranh thủ nguồn nhân lực của các công ty này.

Một phần của tài liệu Xay dung chien luoc kinh doanh cho cong ty xay dung sao mai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)