NĂNG CỦA KHÁCH HÀNG TP HUẾ
2.2.3.1. Tình hình tăng trưởng của thẻ đa năng trong giai đoạn 2007-
- Tốc độ tăng trường của thẻ đa năng trong giai đoạn 2007-2009
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng của thẻ đa năng tại Huế giai đoạn 2007-2009
Đvt: thẻ
2007 2008 2009 ∆ (07-08) ∆ (08-09)
+/- % +/- %
22.543 30.325 51.979 7.782 34,52 21.654 71,41
- Cơ cấu khách hàng thẻ đa năng qua các năm
Bảng 7: Cơ cấu khách hàng thẻ đa năng tại Huế giai đoạn 2007-2009
Đvt: thẻ
Cơ cấu loại thẻ Thẻ liên kết sinh viên Thẻ chi lương Thẻ của khách hàng vãng lai Năm 2007 Số lượng 2.254 2.050 18.239 Tỷ lệ % 10 9,1 80,1 Năm 2008 Số lượng 6.368 3.000 20.957 Tỷ lệ % 21 9,9 69,1 Năm 2009 Số lượng 15.594 5.000 31.385 Tỷ lệ % 30 9,62 60,38
Qua các bảng trên chúng ta thấy tốc độ phát triển của số lượng thẻ đa năng ngày càng tăng theo cấp số nhân, nếu năm 2008 chỉ nhiều hơn 34,52% so với năm 2007 (tương đương 7.782 thẻ) thì năm 2009 lượng thẻ tăng 71,41% so với năm 2008 (tương đương tăng 21.654 thẻ), gấp ba lần nếu xét về con số định lượng. Sở dĩ có sự gia tăng lớn về lượng khách hàng dùng thẻ đa năng là do từ năm 2008 đến nay chi nhánh Huế đã tích cực hơn trong việc đẩy mạnh các chính sách Marketing, đặc biệt là chính sách Xúc tiến hỗn hợp và Phân phối nhằm mở rộng thị phần thẻ đa năng tại Huế. Năm 2009, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác liên kết mở thẻ chi lương cho cán bộ và thẻ liên kết cho sinh viên, khiến con số thẻ liên kết sinh viên tăng lên hơn hai lần so với năm 2008 và thẻ chi lương cũng tăng thêm 2000 thẻ, gần gấp đôi số thẻ năm 2008.
Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả giai đoạn là thẻ do khách hàng vãng lai mở. Chất lượng dịch vụ thẻ đa năng càng hoàn thiện, nỗ lực phát triển không ngừng chất lượng máy ATM, phân phối máy rộng khắp và đưa ra giá hợp lý đã thỏa mãn được nhu cầu của nhiều khách hàng thì số lượng khách sử dụng lại ngày một tăng lên. Đối tượng khách hàng vãng lai mở thẻ do chịu ảnh hưởng của các chính sách Marketing của ngân hàng Đông Á, do đó họ là đối tượng chính cần nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này.