Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008-

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN hệ THỐNG PHÂN PHỐI sản PHẨM sữa tươi cô gái hà LAN của CÔNG TY TNHH TM&DV TRẦN TRƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 34 - 38)

2. Phân theo trình độ học vấn

2.1.6.Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008-

(Bảng 2- Kết quả hoạt động kinh doanh của NPP trong 3 năm 2008- 2010 – trang 35)

Trong hoạt động kinh doanh phân phối hàng tiêu dùng nhanh, doanh thu và lợi nhuận là 2 mục tiêu rất quan trọng để các NPP hướng đến và mong muốn đạt được. Qua số liệu thống kê, chúng ta thấy doanh thu của NPP tăng lên một cách rõ rệt qua từng năm; năm 2009 đạt hơn 56.5 tỷ đồng, tăng gần 10 tỷ đồng, tăng trưởng 21.2% so với năm 2008. Mức tăng trưởng này hoàn toàn phù hợp trong mức tăng trưởng hàng năm của công ty DLV nói riêng và mặt hàng sữa tươi tại Việt Nam nói chung trong những năm gần đây dao động trong khoảng từ mức 18 đến 25%.

Năm 2010 doanh thu của công ty đạt gần 63.3 tỷ đồng, tăng gần 6.8 tỷ tương ứng tăng 12% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại so với năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của mặt hàng tiêu dùng năm này khi lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, đây là kết quả chấp nhận được.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NPP Trần Trương tại Huế qua 3 năm từ 2008 đến 2010

( Đơn vị tính: đồng)

Cơ sở tính Thực hiện Thực hiện Thực hiện Vốn lưu động (e)=(a)+(b)+ (c)-(d) 201,085,437 24,060,000 70,000,000 Tồn đầu 1,678,000,453 2,083,996,580 1,949,694,174 Doanh số nhập 46,638,559,230 56,522,656,882 63,295,508,681 Doanh số bán 46,232,563,103 56,656,959,287 60,674,256,305 Tồn cuối 2,083,996,580 1,949,694,174 4,570,946,550 Bình quân tồn (a) 1,541,085,437 2,100,000,000 2,600,000,000 Thế chấp 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 Bình quân nợ thị trường (b) 500,000,000 126,000,000 100,000,000 Bình quân ứng cho FCV (c) 160,000,000 140,000,000 150,000,000 Hạn mức tín dụng (d) 2,000,000,000 2,341,940,000 2,780,000,000 Tổng khoản thu (1) 2,075,935,981 2,491,038,422 2,888,359,717 Hoa hồng (2.75%): 1,165,963,981 1,413,066,422 1,582,387,717 Lãi từ ký quỹ: 90,000,000 132,000,000 182,000,000 Hỗ trợ LLBH từ FCV 729,972,000 825,972,000 993,972,000 Khoản thu khác: 90,000,000 120,000,000 130,000,000 Tổng chi (2) = (A)+(B)+(C) 1,574,053,278 1,822,688,640 2,111,864,000 Chi phí vốn (A) 278,543,278 330,344,640 400,940,000

Chi phí lãi vay ký quỹ 132,000,000 182,880,000 235,200,000

Chi phí lãi vay vốn lưu động 26,453,278 3,464,640 11,340,000

Khấu hao/ thuê kho 42,000,000 48,000,000 52,000,000

Khấu hao/ thuê xe 42,000,000 48,000,000 52,000,000

Khấu hao/ thuê văn phòng 36,000,000 48,000,000 50,400,000

Chi phí nhân sự (B) 1,155,724,000 1,315,124,000 1,520,844,000

Giám đốc: 42,000,000 54,000,000 72,000,000

Nhân viên giám sát:

Kế toán: 18,000,000 24,000,000 32,160,000

Thủ quỹ: 18,000,000 21,600,000 36,000,000

Thủ kho: 18,000,000 21,600,000 24,960,000

Nhân viên nhập liệu: 28,800,000 33,600,000 43,200,000

Bốc xếp: 36,000,000 58,000,000 66,000,000

NVBH giám sát (deal sales) 88,800,000 102,000,000 123,600,000

Tài xế: 64,380,000 76,380,000 88,380,000

Nhân viên bán hàng: 277,944,000 313,944,000 373,944,000

Nhân viên giao hàng: 225,600,000 249,600,000 273,600,000

Nhân viên trưng bày 57,600,000 64,800,000 74,400,000

Nhân viên SPP 218,400,000 218,400,000 218,400,000

Thưởng,chiêu đãi LLBH: 10,000,000 13,000,000 18,000,000

Bảo hiểm xã hội: 52,200,000 64,200,000 76,200,000

Chi phí hoạt động (C) 139,786,000 177,220,000 190,080,000

Bảo dưỡng phương tiện vận chuyển: 10,000,000 11,000,000 9,800,000 Văn phòng phẩm: 13,200,000 14,400,000 15,600,000 Điện: 5,000,000 5,500,000 6,000,000 Nước: 880,000 900,000 1,000,000 Điện thoại: 5,500,000 6,000,000 5,760,000 ADSL: 3,956,000 4,320,000 4,320,000 Nước uống: 2,800,000 3,000,000 3,600,000

Phí bảo quản hàng hóa: 10,450,000 12,100,000 12,000,000

Lợi nhuận trước thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) = (1) - (2) 501,882,703 668,349,782 776,495,717

Lợi nhuận trước thuế /

doanh thu 0.011 0012 0.012

Lợi nhuận trước thuế /

chi phí vốn 1.802 2.023 1.937

Lợi nhuận trước thuế /

chi phí hoạt động 3.590 3.771 4.085

Lợi nhuận trước thuế /

chi phí nhân sự 0.434 0.508 0.511

(Nguồn: công ty DLV)

Khi đã đạt được mục tiêu doanh thu, thì hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà các nhà phân phối phải hướng tới nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NPP, chúng ta sẽ đánh giá các tiêu chí sau:

a. Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu

Qua bảng phân tích hiệu quả kinh doanh trên chúng ta có thể thấy tổng lợi nhuận trước thuế của NPP qua từng năm tăng mạnh, cụ thể năm 2009 đạt trên 668 triệu đồng, so với năm 2008 tăng thêm 166.5 triệu đồng tương đương tăng 33%. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế là 776.5 triệu đồng, tăng thêm 108 triệu đồng, tương ứng tăng 16.2%. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh thể hiện rõ ở chỗ lợi nhuận trước thuế trên doanh số mua vào cũng tăng qua ba năm 2008 - 2010 cụ thể thể hiện lần lượt qua các chỉ số 1.1%, 1.2% và 1.2%. Hiệu suất này khá thấp so với các mặt hàng khác của các ngành hàng tiêu dùng nhanh, tuy nhiên do doanh thu cao và ổn định nên lợi nhuận từ việc kinh doanh của NPP Trần Trương khá cao và ổn định.

b. Lợi nhuận trước thuế/ chi phí vốn

Việc áp dụng bán hàng thu ngay tiền mặt, giảm công nợ thị truờng từ đầu năm 2009 góp phần làm giảm chi phí lãi vay vốn lưu động, vòng quay vốn tăng lên. Thêm

vào đó, giá trị bình quân tồn kho hàng tháng so với doanh thu hàng tháng giảm qua từng năm, do đó lợi nhuận trên chi phí vốn tăng đáng kể thể hiện qua các chỉ số 180.2% vào năm 2008, 202.3% vào năm 2009 và 193.7% vào năm 2010.

c. Lợi nhuận trước thuế/ chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là các chi phí lên quan đến vận chuyển, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, điện, nước… Các chi phí này có tăng qua hàng năm do doanh số tăng theo hằng năm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên lợi nhuận trên chi phí hoạt động tăng qua các năm, năm 2008 là 359 %; năm 2009 là 377.1% , năm 2010 là 408.5%. Các chỉ số hiệu suất này khá ổn định và có chiều hướng tăng. Để có được các con số như vậy, NPP phải tính đến hiệu quả của lộ trình giao hàng một cách tối ưu nhất mà dịch vụ vẫn đảm bảo, song song đó các chi phí liên quan đến điện, nước, văn phòng phẩm…được sử dụng không lãng phí và phù hợp với các hoạt động kinh doanh.

d. Lợi nhuận trước thuế/ chi phí nhân sự

Ba năm trở lại đây, mức lạm phát cao, do vậy để đảm bảo thu nhập và đời sống cho lực lượng nhân viên phục vụ công tác phân phối, công ty DLV và NPP đã duy trì mức nâng lương cho nhân viên khá cao: 20% tuỳ theo mức độ đóng góp hoặc tính chất công việc. Tổng chi phí cho nhân sự năm 2009 so với năm 2008 tăng gần 160 triệu đồng tương đương tăng tăng 13.8%; năm 2010 so với năm 2009 tăng trên 200 triệu tương đương 15.6%. Mặc dù chi phí tăng khá cao nhưng xét về hiệu suất lợi nhuận trước thuế trên chi phí nhân sự thì hiệu suất này của NPP tăng từ 43,4% năm 2008 lên 50.8% năm 2009, và năm 2010 đạt 51.1%.

Nhìn chung tình hình kinh doanh của NPP qua 3 năm là tốt thông qua chỉ số tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các hãng sữa hiện nay và hiện tượng sữa nhiễm melamine làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty cũng như NPP, do vậy về phía công ty DLV cần có các giải pháp về chất lượng sản phẩm, giải pháp marketing… nhằm duy trì mức tăng doanh thu, còn về phía NPP có những biện pháp cải thiện hiệu quả thông qua công tác tổ chức phân phối khoa học, hiệu quả đồng thời giảm chi phí nhằm thu đuợc kết quả cao hơn và hướng đến sự phát triển bền vững của hoạt động kinh doanh sữa.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN hệ THỐNG PHÂN PHỐI sản PHẨM sữa tươi cô gái hà LAN của CÔNG TY TNHH TM&DV TRẦN TRƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 34 - 38)