Thâm niên công tác
2.2.3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của công nhân viên đối với phương thức đánh giá hiệu quả công việc
đánh giá hiệu quả công việc
Người lao động luôn muốn biết liệu họ đang làm việc tốt, khá hay là tồi, vì vậy việc cho họ biết là rất quan trọng. Thông qua công tác đánh giá hiệu quả công việc, họ có thể biết được điều đó. Nếu người lao động hài lòng với phương thức đánh giá hiệu
quả công việc thì có nghĩa là họ đang cảm thấy yên tâm khi làm việc hết mình, đạt hiệu quả công việc cao mà không sợ bị công ty bỏ qua những đóng góp. Điều này góp phần tạo nên sự hài lòng đối với công việc cũng như đối với công ty.
Sự hài lòng của công nhân viên đối với phương thức đánh giá hiệu quả công việc của CTCP Tràng An được đo lường và đánh giá thông qua 3 yếu tố thành phần là Làm
tốt công việc sẽ được tăng lương/thưởng hoặc thăng tiến, Tiền thưởng phản ánh chính xác hiệu quả công việc, Công tác đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện công bằng và khoa học và 1 yếu tố khái quát chung về Sự hài lòng đối với phương thức đánh giá hiệu quả công việc.
Mức độ hài lòng của CNV đối với phương thức đánh giá hiệu quả công việc đạt được ở mức tương đối cao với giá trị trung bình là 3,7470. Có 74,7% có thái độ hài lòng với phương thức đánh giá hiệu quả công việc của công ty, 21,7% cảm thấy bình thường, và 3,6% không hài lòng.
Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 4.
Biểu đồ 4: Mức độ hài lòng của công nhân viên đối với phương thức đánh giá hiệu quả công việc
Nhìn chung, công nhân viên trong công ty đánh giá ở mức tương đối cao đối với các yếu tố C21, C20, C23 (mức đánh giá lần lượt là 3,8916, 3,7108 và 3,7470) và có mức đánh giá trên trung bình đối với yếu tố C22 (mức trung bình là 3,6506).
Kiểm định One_Sample_T_Test cho thấy với giá trị trung bình là 3,8916 của yếu tố C21 thì Sig. = 0,118 > 0,05, ta kết luận nhìn chung công nhân viên trong công ty đồng ý với yếu tố C21, cho rằng Tiền thưởng phản ánh chính xác hiệu quả công việc của họ. Hiện nay, công ty sử dụng các hình thức thưởng mang tính chất đánh giá hiệu quả công việc và ghi nhận những thành tích đóng góp của công nhân viên, đồng thời cũng kích thích tinh thần làm việc của người lao động như: thưởng sáng kiến, thưởng cho năng suất lao động, thưởng cuối năm…Điều này chứng tỏ rằng công ty đã rất chú trọng đến vấn đề nhìn nhận và đánh giá đúng hiệu quả công việc của từng cá nhân để có những ghi nhận và khen thưởng đúng với những gì họ đã làm được.
Các yếu tố còn lại được đánh giá ở mức tương đối, mức đánh giá trung bình đối với yếu tố C20 là 3,7108; đối với yếu tố C22 là 3,6506 và yếu tố C23 là 3,7470. Với Sig. = 0,000 < 0,05 ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa các nhóm công nhân viên khác nhau đối với các yếu tố C20, C22, C23.
Bảng 4.1: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của công nhân viên đối với phương thức đánh giá hiệu quả công việc
STT Yếu tố Giá trị trung bình (µ) Giá trị kiểm định (µ0) Mức ý nghĩa (Sig.)
C20 Làm tốt công việc sẽ được tăng
lương/thưởng hoặc thăng tiến 3,7108 4 0,000 C21 Tiền thưởng phản ánh chính xác hiệu
quả công việc 3,8916 4 0,118
C22
Công tác đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện công bằng và khoa học
3,6506 4 0,000
C23 Hài lòng với phương thức đánh giá
hiệu quả công việc 3,7470 4 0,000
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) Chú thích:
Thang điểm Likert: 5 = Rất đồng ý; 1 = Rất không đồng ý
H1: Giá trị trung bình ≠ Giá trị kiểm định Với độ tin cậy 95%, mức ý nghĩa a = 0,05.
Nếu: Sig. > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ H0.
Sig. < 0,05: Bác bỏ H0 và tạm thời chấp nhận giả thuyết H1.
Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa cách thức đánh giá của CNV đối với các yếu tố C20, C21, C22 và C23 thể hiện ở Phụ lục 6 cho thấy:
- Yếu tố C21 và C23 có các mức Sig. > 0,05 nên ta chưa có cơ sở bác bỏ H0, tức là không đủ cơ sở để kết luận rằng có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa các nhóm công nhân viên khác nhau. Do vậy, kết hợp với kết quả kiểm định One_Sample_T_Test ở bảng 4.1 trên ta có thể kết luận rằng thực tế CNV đồng ý cho rằng tiển thưởng phản ánh chính xác hiệu quả của họ, tuy nhiên mức hài lòng với phương thức đánh giá hiệu quả công việc được CNV trong công ty đánh giá ở mức tương đối cao chứ chưa đạt tới mức hài lòng thực sự. Nguyên nhân là do bên cạnh một số rất ít người không hài lòng (chiếm 3,6%) thì số lượng người cảm thấy bình thường đối với công tác đánh giá hiệu quả công việc chiếm một lượng tương đối lớn (chiếm tới 21,7%).
- Với các mức Sig. < 0,05, ta có thể khẳng định rằng có sự đánh giá khác nhau đối với các yếu tố C20 và C22 giữa các nhóm CNV nam nữ khác nhau, có thâm niên và nơi làm việc khác nhau (Xem Phụ lục 6, yếu tố C20 và C22).
Xét theo Giới tính và Thâm niên, ta thấy rằng lao động nam có mức đánh giá cao hơn lao động nữ đối với yếu tố C20 (kết quả bảng 7A – Phụ lục 7, yếu tố C20). Họ đồng ý cho rằng nếu làm tốt công việc sẽ được tăng lương/thưởng hoặc sẽ được thăng tiến (giá trị trung bình là 4), còn lao động nữ thì chưa đạt đến mức đồng ý (giá trị trung bình là 3,6418). Xét về thâm niên, nhóm đối tượng có thâm niên công tác từ 1 – 2 năm đánh giá thấp nhất (với giá trị trung bình là 3,2941) đối với yếu tố C20. Sau khi kiểm định với giá trị kiểm định là 3, ta thu được mức Sig. > 0,05 nên có thể kết luận rằng mức đánh giá của nhóm đối tượng này chỉ đạt ở mức độ trung bình. Có thể do họ chưa làm việc lâu trong công ty nên chưa có đủ thời gian cần thiết để được tăng lương/thưởng hoặc có cơ hội được thăng tiến dù cho có thể họ đã có kết quả làm việc tốt. Các nhóm đối tượng khác có mức đánh giá cao hơn và có thể kết luận rằng họ đồng ý với nhận định được đưa ra. (Xem bảng 7C – Phụ lục 7, yếu tố C20).
Xét theo Nơi làm việc thì có sự đánh giá khác biệt giữa XN Bánh 1 và XN Bánh 3 với các bộ phận khác (Xem bảng 7F – Phụ lục 7, yếu tố C20 và C22). Đa số các bộ phận đều đồng ý cho rằng Làm tốt công việc sẽ được tăng lương/thưởng hoặc thăng tiến và
Công tác đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện công bằng và khoa học (mức Sig.
trong phép kiểm định lớn hơn 0,05), riêng XN Bánh 1 và Bánh 3 có mức đánh giá thấp với các yếu tố: mức đánh giá trung bình của XN Bánh 1 đối với yếu tố C20 là 3,3182, đối với yếu tố C22 là 3,2727, và mức đánh giá của XN Bánh 3 đối với yếu tố C22 là 3,55. Tại hai Xí nghiệp này vẫn còn một số lao động không đồng ý với nhận định đưa ra. Việc tìm hiểu lý do vì sao họ lại có mức đánh giá thấp như vậy cần phải được công ty nghiên cứu và tìm hiểu để tìm biện pháp nâng cao mức đánh giá và mức độ hài lòng của công nhân viên hơn nữa.
Do công tác đánh giá hiệu quả công việc tại công ty không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận lợi nên hiệu quả đánh giá có thể chưa cao như mong muốn của công nhân viên. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, lãnh đạo công ty thường xem xét, đánh giá trên cơ sở hiệu quả công việc và những đóng góp, cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể lao động từ đó đề nghị lên cấp trên xét khen thưởng dưới các hình thức khuyến khích vật chất hoặc tinh thần như tiền thưởng, bằng khen, giấy khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động giỏi hoặc sẽ được thăng tiến. Tuy nhiên, đối với lao động quản lý thì việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc lại do Tổng Giám đốc đảm nhiệm và không theo một tiêu chí nhất định nào đó. Chính vì thế mà nó có thể mang tính chủ quan hoặc không chính xác. Do vậy, công ty nên chú ý đến vấn đề này, cần thiết phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc thực sự linh hoạt và phù hợp để kích thích được tinh thần làm việc của công nhân viên trong công ty.
Hiện nay, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc với công nhân trong công ty thường căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm. Công việc này do Phòng Kiểm tra chất lượng đảm nhận. Công ty sử dụng phương pháp thang điểm để đánh giá hiệu quả công việc. Kết quả đánh giá được sử dụng làm căn cứ để có những hình thức động viên, khen thưởng cũng như kỷ luật kịp thời với người lao động. Thế nhưng vẫn còn một số đối tượng người lao động chưa thực sự hài lòng và có khi không hài lòng với phương thức đánh giá hiệu quả công việc mà hiện công ty đang áp dụng. Do vậy, việc tìm hiểu
nguyên nhân để có cách làm tăng mức độ hài lòng của công nhân viên nói chung và CNV ở XN Bánh 1 và Bánh 3 nói riêng là điều cần thiết đối với công ty.