Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam trong những năm qua và giải pháp khắc phục (Trang 87 - 90)

- FDI phân theo hình thức đầu tư:

2.7.Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHÊ TÌNH TRẠNG SUY GIÁM FDI DO KHUNG HOANG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ TĂNG CƯỞNG THU HÚT FDI TRONG GIAI ĐO ẠN Tớ

2.7.Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

Cần chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo con người, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên m ô n cao, năng lực quản lý vững, và có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong các công việc cần làm để cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta. Không những vì yếu tố con người luôn giữ vai trò

quyết định, m à còn vì từ nay về sau các nhà đầu tư sẽ không chú trọng nhiều

đến lợi t h ế về nhân lực dồi dào và giá rẻ bằng lợi thế về chất lượng nhân lực.

Hơn nữa, từ nhiều năm nay, các nước trong khu vực như Malayxia, Thái Lan, ... đều đã có chiến lược đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, dành một phần ngân sách lớn hơn đầu tư cho giáo dục, do đó, trình độ lao động cữa họ được nâng cao rất nhiều. Nếu chúng ta vẫn giữ nguyên trình độ lao động yếu k é m

như hiện nay thì sức cạnh tranh thu hút đầu tư sẽ giảm đi đáng kể. Chúng ta

cần đầu tư nhiều công sức và tiền cữa hơn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

nhân lực nói chung và cho lĩnh vực thu hút, sử dụng vốn F D I nói riêng. Cụ thể là:

Dành một khoản ngân sách lớn hơn cho đầu tư phát triển các trường dạy nghề. C ó thể nói, ở Việt Nam hiện nay, tình trạng " ít thợ nhiều

thầy " khá trầm trọng. Chúng ta phải khẩn trương đào tạo một đội ngũ thợ

lành nghề, đáp ứng được yêu cầu cữa nhà đẩu tư.

Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư vào các dự án xây dựng mới, hoặc nâng cấp các trường dạy nghề. Phát

triển và nâng cao chất lượng đào tạo cữa hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để tăng nhanh đội ngũ công nhân lành nghề.

Phát triển và thể chế hoa các trung tâm giới thiệu việc làm. Các trung tâm này sẽ giúp nghiên cứu nhu cầu đa dạng cữa thị trường lao động để từ đó hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo nghề có định hướng đúng.

Định hướng đào tạo nhân lực phù hợp với thực tế, theo nhu cầu thị trường, tránh tình trạng quá thừa hoặc quá thiếu trong một số ngành như hiện nay.

Các khu chế xuất, khu công nghiệp lớn cũng cần có trường đào tạo công nhân chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân công cữa các doanh nghiệp hoạt động tại đây.

Nên xây dựng một phương án tiền lương hợp lý vừa đảm bảo tiền

lương thực tế cho người lao động, vừa đảm bảo quyền lợi cho liên doanh, và có tác dụng khuyến khích người lao động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh

vực liên quan tới hoạt động F D I theo hướng:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về luật pháp. +Thi tuyển cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong liên doanh. Chấm dứt tình trạng bên Việt Nam hử có đất là mặc nhiên được cử người của mình vào Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc m à không xét kỹ tới trình độ chuyên môn, hoặc việc cử người để giải

quyết chế độ.

+ Bộ giáo dục và đào tạo cần nghiên cứu và triển khai chương trình đào tạo chính quy cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trong một số trường đại học cũng đã bắt đầu xây dựng bộ m ô n đầu tư (như Kinh tế đầu tư của Trường Đạ i học kinh tế

quốc dân H à nội, Bộ m ô n Đầu tư và Chuyển giao công nghệ của Trường Đạ i học Ngoại thương...w) và các môn học về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, nhưng phần lớn là xuất phát từ nhu cầu thực tiửn và sáng

kiến của các cơ sở đào tạo, còn hầu như không có một chiến lược cụ thể và sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy, hiện tượng tự phát, lộn xộn và chạy đua đã xảy ra và phần nào đã làm cho chất lượng đào tạo giảm đi. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chương trình đào tạo với các phương án đầu tư trọng điểm cho một trường Đạ i học nào đó có khả năng và kinh nghiệm chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và thực hiện chương trình đó. Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên bổ sung thêm m ã ngành và chuyên ngành : Đầ u tư nước ngoài trong hệ thống m ã ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, trên đại học.

Trên đây là một số các giải pháp chủ yếu, theo chúng tôi gồm các giải pháp có tính chung, bao trùm, lâu dài và các giải pháp cụ thể cần thực hiện trong thời gian trước mắt nhằm khác phục tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, cũng như hậu quả của nó đối với F D I ở Việt nam, để tiếp tục tăng cường thu hút F D I trong những năm tới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể trong cùng một lúc tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng cần tập trung dứt điểm các giải pháp đang làm cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp FDI, như thủ tục hành chính còn phức tạp, hệ thống thủ tục còn chồng chéo các quy định còn thiếu thống nhất, mâu thuẫn và khó thực hiện, trên cơ sở đó từng bước tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp cơ bản, bao trùm.

K€TLUẬN

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á đã qua đi và tưởng chừng ảnh hưởng không nhiều tới nền k i n h tế nước ta. Nhưng thực t ế qua nghiên

cứu của chúng tôi, không phải hoàn toàn như vậy, m à cuộc khủng hoảng này

đã tác động sâu sắc đến đới sóng kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt nam. Đố i với Việt nam, tuy mức độ không dữ dội, nhưng hậu quả và dư â m của nó kéo quá dài và những lĩnh vực tác động lớn nhất là lĩnh vực xuất nhập khỉu, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và lĩnh vực tài chính - tiền tệ.

K h i tập trung nghiên cứu tác động của cuộc khủng hoảng tới F D I , chúng tôi thấy trong năm 1997, vốn F D I đăng ký đã giảm ngay 4 8 % so với

năm 1996 và các năm sau này thì cứ năm sau lại giảm n h i ề u so với năm trước. Trong năm 2000, mặc dù cuộc khủng hoảng tưởng chừng đã đi qua, nhưng chỉ bằng khoảng 2 5 % của năm 1996. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ k h u vực, hàng trăm doanh nghiệp F D I đã phải dãn hoặc lùi tiên độ triển khai thực hiện, n h i ề u doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cầm chừng và làm ăn thua l ỗ nặng, dẫn tới phá sản. K ế t quả là hàng ngàn người lao động đã mất việc làm bổ sung vào đội n g ũ khoảng Ì triệu người thất nghiệp trong quá trình cải tổ doanh nghiêp nhà nước đã gây áp lực nặng nề cho chương trình giải quyết

việc làm cùa Nhà nước.

N h ư vậy, tác động của cuộc khủng hoảng là thực sự nghiêm trọng và có thực.Khi chúng ta đã nhận thức đúng đắn và khách quan tác động n h i ề u chiều của cuộc khủng hoảng, trên cơ sở phân tích khoa học những nguyên nhân và thực trạng và tham khảo kinh nghiệm của các nước nhằm đưa ra các

giải pháp hữu hiệu, thìsẽ hạn c h ế tối đa những tác hại của khủng hoảng. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm F D I hiện nay ở V i ệ t nam thì cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ k h u vực Đông Á cũng chỉ là một trong n h i ề u nguyên nhân. Trong số các nguyên nhân chủ y ế u phải kể tới môi trường đầu

tư của Việt nam ngày càng trở nên kém hấp dẫn so với các nước trong k h u vực. Trong k h i các nước qua cuộc khủng hoảng vừa qua đã rút ra được cho mình bài học và bằng m ọ i cách cải thiện môi trường đầu ta để tăng cường thu hút FDI, thì môi trường đầu tư của nước dường như không khá hơn trước là bao, đầu tư vào V i ệ t nam còn n h i ề u rủi ro, còn những cái lợi có thể thu

được m ớ i chỉ trên giấy. Cho nên, để tiếp tục tăng cường thu hút F D I trong những năm đầu t h ế kỹ 21 thì chúng ta phải đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp, giải pháp chiến lược lâu dài cũng như các giải pháp cấp bách. C ó

như vậy, môi trường đầu tư ở Việt nam m ớ i thực sự được cải thiện và chúng ta m ớ i có thể vươn lên trong cuộc cạnh tranh với các nước k h u vực nhằm thu hút n h i ề u hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI.

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam trong những năm qua và giải pháp khắc phục (Trang 87 - 90)