Khủng hoảng làm độ rủi ro của môi trường đầu tưở Việt Nam tăng nhưng không mạnh như các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam trong những năm qua và giải pháp khắc phục (Trang 38 - 39)

- Trình độ cán bộ, nạn tham nhũng cũng đang là vấn đề đáng lo ngạ

2.1.1.Khủng hoảng làm độ rủi ro của môi trường đầu tưở Việt Nam tăng nhưng không mạnh như các nước trong khu vực

tăng nhưng không mạnh như các nước trong khu vực

Sự sụp đẫ của thị trường tài chính ở nhiều nước, sự bất ẫn và trì trệ của nền kinh tế các nước này đã khiến cho mức độ rủi ro trong đầu tư của toàn khu vực tăng mạnh. Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở các nước châu Á nói chung giảm. Các chủ đầu tư e ngại rót thêm vốn vào khu vực này, họ thận trọng và khắt khe hơn trong các quyết định đầu tư, họ nghe ngóng tình hình hoặc chuyển hướng đầu tư vào các khu vực khác an toàn hơn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La Tinh. Các nhà đầu tư châu Á cũng chuyển vốn vào các thị trường ngoài Đông Á như Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ, ... nơi ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng hơn.

Tổng luồng vốn vào các thị trường châu Á giảm đáng kể, từ 139 tỷ USD năm 1997 còn 65,8 tỷ usb năm 1998. Tại Hàn Quốc, Inđônêxiá, Malaixia, Thái Lan, Philippin do sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư luồng vốn tư nhân đã giảm 6 tỷ USD năm 1997, 24,6 tỷ USD năm 1998. Nếu tính chung cả 9 nước thành viên ASEAN, đến tháng 10 năm 1998, đầu tư nước ngoài vào khu vực này giảm khoảng 3 3 % so với cùng kỳ năm 19974.

Như trên đã phân tích, Việt Nam không thể tránh khứi những tác động tiêu cực của khủng hoảng, nhưng rõ ràng mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam không mạnh như nhiều nước khác trong khu vực. Chính vì vậy mà nếu chỉ xét riêng tác động của khủng hoảng đến việc tăng rủi ro của môi trường đầu tư thì Việt Nam được xếp vào một trong những nước trong khu vực có mức rủi ro tăng thấp nhất.

2.1.2.Khủng hoảng làm chi phí đầu tư ở Việt Nam tăng tương đối so với nhiều nước trong khu vực

Khủng hoảng làm cho đồng tiền các nước mất giá ở những mức độ khác nhau. Nếu tính trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1998, đồng Rupia của Inđônêxia mất giá mạnh nhất tới 333,28%, tiếp đến là Philippin đồng nội tệ bị mất giá khoảng 6 1 % , Thái Lan và Malayxia phá giá trên 5 0 % đồng tiền của mình, còn đồng Việt Nam chỉ giảm 26,2%. Như vậy so với nhiều nước trong khu vực đồng tiền Việt Nam phá giá với mức độ nhẹ nhất. Điều này gây ra những tác động hai chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và FDI vào Việt Nam nói riêng.

Bảng 2.2 : Thay đổi tỷ giá hối đoái của một số đồng tiền trong khu vực

Nước Đồng tiền 1995 1996 1997 1998 1998/1995

(%) Inđônêxia Rupia/USD 2308 2383 5402 10000 333,28 Philippin PHP/USD 25,7 26,2 29,5 41,4 61,09 Thái Lan Baht/USD 25,19 25,61 47,25 38 50,85 Malaixia Ringgit/USD 2,54 2,53 3,88 3,92 54,33 Viêt Nam VND/USD 11016 11085 12297 13904 26,21

Nguồn : Tạp chí nghiên cứu kinh tế thế giới số253, tháng 611999

Cụ thể đối với FDI tác động này được lượng hoa bằng chi phí đầu tư. Ta sẽ chia thành ba trường hợp để xem xét.

Trường hợp thứ nhất là các chi phí để mua sắm các hàng hoa, dịch vụ trong nước. Trong các dự án FDI, chắc chắn chủ đầu tư phải bứ ra nhiều các khoản chi ban đầu để chuẩn bị dự án ở Việt Nam, phải tuyển người lao động là người Việt Nam và trả lương cho họ bằng tiền Việt Nam, phải thuê đất của Chính phủ Việt Nam và nhiều dự án với định hướng nguồn nguyên liệu còn mua sắm các nguyên, nhiên vật liệu tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của dự án, thậm chí một số hoặc toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp (nhà xưởng, máy móc thiết bị,...) cũng được mua sắm tại Việt Nam. Điêu gì

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam trong những năm qua và giải pháp khắc phục (Trang 38 - 39)