Kinh tế 97-9 8 Thời báo Kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam trong những năm qua và giải pháp khắc phục (Trang 47 - 49)

- Trình độ cán bộ, nạn tham nhũng cũng đang là vấn đề đáng lo ngạ

5Kinh tế 97-9 8 Thời báo Kinh tế Việt Nam

không còn là một nguyên nhân quan trọng để lý giải sự sụt giảm của FDI vào Việt Nam trong năm 1999 và những thang đầu năm 2000.

Nguyên nhân thứ ba: Chính sách hạn chế đầu tư ra nước ngoài của chính phủ các nước bị khủng hoảng và của I M F

Trong thời gian khủng hoảng, dự trữ ngoại tộ của nhiều nước châu Á giảm mạnh, thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng, nợ đến hạn phải trả ngày càng lớn, ... do vậy chính phủ nhiều nước đã thực thi những biện pháp, chính sách hạn chế nguẩn vốn ra nước ngoài. Các nhà đầu tư dù không gặp khó khăn và có sẩn vốn nhàn rỗi cũng gặp nhiều trở ngại trong việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư.

Bên cạnh đó IMF cũng buộc các nước đã ký "Hiệp định trợ giúp" với IMF và đề nghị các nước khác nên thực hiện chính sách ngân sách, tài chính khắc khổ và kiểm soát chặt chẽ hệ thống ngân hàng tài chính hiện đang gặp khó khăn. IMF khuyến cáo : mọi quyết định cho vay và đầu tư phải can cứ vào hiệu quả và độ rủi ro của dự án; những dự án nào không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp và độ rủi ro cao thì phải kiên quyết từ bỏ.

Chính sự kiểm soát sát sao luẩng vốn đầu tư ra nước ngoài này cũng đã cản trở và làm giảm FDI của các nước châu Á vào Việt Nam.

Nguyên nhân thứ tư: Đầu tư mua chứng khoán, bất động sản, mua lại các doanh nghiệp ở khu vục bị khủng hoảng trở nên hấp dẫn hơn đầu tư vào Việt Nam

Giá trị tài sản nhất là cổ phiếu và bất động sản trong khu vực có xu hướng sụt giảm, làm tăng sức hấp dẫn đối với các chủ đầu tư nước ngoài thích mạo hiểm đầu cơ vào các tài sản này chờ lên giá. Gần đây FDI có xu hướng tăng vào các nước bị khủng hoảng ở khu vực để mua lại các doanh nghiệp bị phá sản, thua lỗ với giá rẻ, tăng việc hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa phát triển nên không

tiếp nhận được dòng vốn này.

2.3. Nhiêu dự án FDI gặp khó khăn trong quá trình triển khai

Khủng hoảng tài chinh tiền tệ cháu Á không chỉ tác động đến quyết định đầu tư mới của các chủ đầu tư mà còn tác dộng cả đến việc triền khai các dự án mà chủ đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép tại Việt Nam.

2.3.1. Tình hình vốn thực hiện các dự án FDI giai đoạn 1997-1999

Vốn thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam cũng đang trên đà suy giảm nhưng diễn biến của nó có hơi khác so với vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Sau sự sụt giảm của vốn thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam năm 1996, khoản vốn này trong năm 1997 đã tăng lên đáng kể và đạt mức kỷ

lục về vốn thực hiện kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút FDI. Điều này có

thể lý giải được bởi vì khủng hoảng đến tháng 7/1997 mới nổ ra nên các chủ đầu tư chưa bị ảnh hưởng. Hơn nữa, các dấu hiệu của khủng hoảng đã rõ nét ở nhiều nước nhưng không rõ nét Việt Nam, chính vì vậy các chủ đầu tư

vẫn yên tâm rót vốn vào Việt Nam. Năm 1998 vốn thực hiện giảm mạnh khoảng gần 4 0 % so với năm 1997. Sự giảm sút này là khó tránh khỏi do trên 60% vốn đăng ký chưa thực hiện là từ các nước châu Á - những nước đang lâm vào khủng hoảng. Năm 1999, vốn thực hiện vẫn tiếp tục giảm khoảng 22% so với năm 1998, như vậy tốc độ giảm sút vốn thực hiện đã mức thờp hơn năm 1998.

Sự giảm sút của vốn thực hiện chứng tỏ các nhà đầu tư đang trì hoãn quá trình triển khai dự án do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bảng 2.3 : Danh mục một số dự án đầu lớn khó có khả năng triển khai tính đến cuối năm 1998

T T Tên dự án Nước đầu tư Vốn đầu

tư (triêu USD)

Sản phẩm Hiện trạng

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam trong những năm qua và giải pháp khắc phục (Trang 47 - 49)