Về phương pháp tính thuế phái nộp:

Một phần của tài liệu Những tác động về kinh tế xã hội của thuế giá trị gia tăng và hướng hoàn thiện thuế giá trị gia tăng ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 77 - 85)

IV/ NHỮNG TÁC ĐỐNG VẾ KINH TẾ-XÃ H ÔI CỦA THTIẺ GTGT: rv.l./ Những tác đông tích cực :

4) Về phương pháp tính thuế phái nộp:

• Ớ Việt Nam, luật thuế GTGT qui định mọi cơ sở kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều phải thực hiện thuế GTGT. Tuy nhiên, điều kiện nước ta đang trong giai đoạn đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường nên trình độ quản lý kinh tế, hạch toán kế toán còn hạn chế, vẫn còn thói quen mua bán nhỏ lẻ, nhất là khối ngoài quốc doanh. Cho nên khi triển khai thực hiện thuế GTGT đã áp dụng đồng thời hai phương pháp tính thuế : phươns pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp tính trên giá trị gia tăng nhằm tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp có thể ổn định kinh doanh, tiếp cận làm quen với cơ chế thuế mới, vừa quản lý thuế tốt trong thời gian

đầu áp dụng thuế GTGT. Đế n nay, việc qui định này đã phát sinh những tồn tại nhất định như:

• Hai phương pháp tính thuế với hai chế độ tính thuế, nộp thuế riêng đã tạo

ra "hai sân chơi" không bình đẳng từ đó chia cắt thị trường thành hai khu vực riêng biệt, cản trủ việc giao lưu hàng hóa giữa hai khu vực.

• Việc áp dụng các phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp đối với đối tượng nộp thuế thực hiện chưa đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ theo công thức xác định GTGT bằng tỉ lệ GTGT là không chính xác, dễ gây tiêu cực trong việc ấn định tỉ lệ GTGT, hơn thế nữa, nó sẽ tạo kẽ hủ cho những kẻ cơ hội, lợi dụng để gian lận tiền của Nhà nước.

• Không mang lại hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế do phải bố trí sô lượng lớn cán bộ thuế để quản lý các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, nhưng số thuế động viên từ các đối tượng này rất tháp.

5) về công tác hoàn thuế:

Hoàn thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng trong chính sách thuế GTGT nhưng thời gian qua, cơ chế này đang bộc lộ mặt trái của nó, cụ thê như : • Do thời gian đầu áp dụng thuế GTGT đã mủ rộng việc áp dụng khấu trừ

"khống", việc quản lý sử dụng hoa đơn chứng từ chưa tốt, mua bán, thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến dẫn đến nhiều kẽ hủ bị lợi dụng trong việc kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế khống, rút tiền của Ngân sách Nhà nước. Theo số liệu tổng hợp không chính thức, số tiền thất thoát qua hoàn thuế đã kiểm tra phát hiện và thu hồi vào ngân sách nhà nước gần 200 tỷ đồng, trong đó ngành thuế thu 74 tỷ, ngành công an thu hồi khoảng 100 tỷ đồng.

• Những quy định đối tượng, điều kiện được hoàn thuế, cũng như thời gian

hoàn thuế chưa phù hợp như : đối tượng xét hoàn thuế quá rộng, điều kiện thủ tục lập hồ sơ hoàn thuế lại đơn giản, thời gian xét hoàn thuế (15 ngày) và thời gian xử

lý tối đa (30 ngày) quá ngắn, do đó cơ quan thuế không đủ thời gian đê kiêm tra, thẩm định hồ sơ hoàn thuế từ đó không phát hiện những sai phạm hoặc những lợi dụng của doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2001, các doanh nghiệp trong cả nước có hồ sơ đề nghị hoàn thuế là 15.000 tộ tiền thuế GTGT, cơ quan thuế qua kiểm tra về thủ tục pháp lý ban đầu, có đối chiếu xác minh điển hình một số hoa đơn có nghi vấn, đã loại trừ không chấp nhận hoàn thuế 15% số hoa đơn và hồ sơ không hợp lệ, tương ứng với số tiền thuế gần 4.000 tộ.

6) về công tác quản lý hoá đơn, chứng tử :

Hoa đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý ban đầu để quản lý vật tư, tiền vốn của Nhà nước và của chính các cơ sở kinh doanh. Bên cạnh đó hoa đơn, chứng từ còn thể hiện chất lượng hạch toán kế toán của cơ sở kinh doanh. Từ khi Luật thuế

GTGT có hiệu lực thi hành thì hoa đơn, chứng từ lại càng quan trọng vì là cơ sở để được khấu trừ thuế và hoàn thuế. Nó xác nhận quy mô và khả năng kinh doanh của

doanh nghiệp, chi phí của doanh nghiệp đối tác, cả tiền thuế mà người tiêu dùng đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước khi trả tiền hàng hoa, dịch vụ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng hoa đơn, chứng từ đôi khi mang lại một khoản lợi nhuận bất chính, tùy theo mức độ và " trình độ" của các đối tượng sử dụng mà khoản này lớn nhỏ khác nhau. Chính vì vậy, người ta có thể quên đi lợi ích của xã hội và hậu quả về sau cho bản thân.

Trên thực tế hiện nay, hoa đơn gian lận thể hiện rất đa dạng, nhiều hình thức

khác nhau, rất tinh vi và phức tạp. Hiện có nhiều hành vi vi phạm về lĩnh vực này đã nhận diện như : Bán hàng không xuất hoa đơn; mua hàng hoa, dịch vụ không có hoa đơn hợp pháp; ghi hoa đơn không đúng thực tế phát sinh; bán hoa đơn khống chỉ; ghi khống hoa đơn; sử dụng hoa đơn của doanh nghiệp đã bỏ trốn; ghi các liên khác nhau; xuất hoa đơn qua nhiều doanh nghiệp để khấu trừ; làm mất mát, hư hỏng hoa đơn ( báo mất nhưng vẫn sử dụng liên 2 để bán hàng trốn thuế: hủy hoa đơn

không đúng quy định; sử dụng hoa đơn không đúng cho từng nghiệp vụ kinh t ế phát

sinh; xuất hoa đơn chậm so với thời điểm quy định; sử dụng hoa đơn tự in chưa được phép; ghi không đủ các yếu tố quy định; quay vòng; sử dụng hoa đơn giả ... Sau đây là một số dổn chứng cho hành vi trên :

- Xuất khống hoa đơn : "xuất hoa đơn mà không có hàng gọi là xuất hoa đơn khống". Mục đích của xuất hoa đơn khống là để được khấu trừ và hoàn thuế.

Ví dụ : (theo tài liệu tập huấn về công tác quản lý hoa đơn của Tổng cục

Thuế)

• HTX Thương mại dịch vụ Vạn Lợi (trụ sở tại phường Mỹ Bình thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang) đã xuất 1.056 hoa đơn ghi khống doanh số 564,6 tỷ đồng cho 87 doanh nghiệp để lập hồ sơ hoàn thuế với số tiền 26,5 tỷ đồng. • Ba công ty TNHH Tân Hải Vần, Tân Hải Dương và Thuận Long tỉnh Bình Thuận trong tháng 9 và 10/2001 đã xuất 23 số hoa đơn cho công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (Hải Phòng) với tổng số thuế đã để nghị khấu trừ là 1.106.454.OOOđ. Gần đây, trường hợp xuất hoa đơn khống lan tràn với quy mô lớn trên cả nước. Bằng con đường người giả, vốn giả, lập doanh nghiệp thật, qua lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đê lập doanh nghiệp ma. Tính từ đầu

năml999 (từ khi áp dụng luật Thuế GTGT) đến ngày 31/12/2002, cả nước có 1.373 đơn vị kinh doanh bỏ trốn khỏi địa bàn. Các doanh nghiệp này thành lập nhằm mục đích để mua hoa đơn, sau đó xuất khống hoa đơn cho những doanh nghiệp có nhu cầu về hoa đơn để hợp thức hóa hàng hoa bất hợp pháp, hàng hoa không có nguồn gốc; hợp thức hóa chi phí sản xuất kinh doanh; cũng như xuất khống hoa đơn để

doanh nghiệp khác khấu trừ thuế, hoàn thuế.

- Sử dụng hoa đơn của doanh nghiệp đã bỏ trốn : sử dụng hoa đơn của doanh

nghiệp đã bỏ trốn là một hình thức : "gian lận an toàn". Đối tượng gian lận có thê dùng những hoa đơn "vô chủ" (thật ra không vô chủ) này để làm hoa đơn đầu vào

cho mình, hợp thức hoa những hàng hoa không có n g u ồ n gốc, h a y dùng để xuất khống cho các doanh nghiệp đang cần "kê" thuếGTGT đầu vào. Nếu cơ quan thuế

phát hiện được những tờ hoa đơn này thì trách nhiệm được đổ cho các doanh nghiệp đã bỏ trốn và mình là nạn nhân do những doanh nghiệp đã bỏ trốn gây ra, trong khi các doanh nghiệp bỏ trốn hiện vẫn chưa tìm ra tung tích. Chính vì vậy, cơ quan thuế

không có cơ sở để xủ phạt.

- Xuất hoa đơn qua nhiều doanh nghiệp đề khấu trừ :

Xác minh hồ sơ ở khâu khâu trừ là việc xác định tính hợp pháp hợp lệ hoa

đơn đầu ra và hoa đơn đầu vào của doanh nghiệp khi xác định số thuế phải nộp từng tháng, chứ không chờ khi doanh nghiệp lập hồ sơ hoàn thuế mới xác minh. Trên thực tế việc này cũng khó thực hiện vì đã xuất hoa đơn khống hay gian lận về ghi chép hoa đơn được thực hiện qua nhiều doanh nghiệp, qua nhiều địa phương trên cả nước làm thành một dây chuyển xuất hoa đơn khống hay hoa đơn gian lận, muốn xác minh hoa đơn phải lần theo từng đầu mối làm cho công tác này mất rất nhiều thời gian và công sức.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đèn những vi phạm trên. Ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan như về phía người kinh doanh bán hàng không xuất hoa đơn để trốn thuế, ngươi tiêu dùng mua hàna không yêu cầu đòi hỏi hoa đơn ... thì về phía ngành thuế, mặc dù trong thời gian gần đây đã có những cải thiện tình hình quản lý, sủ dụng hoa nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định : • về mặt chính sách, điạ vị pháp lý, các quy phạm về hoa đơn chứng từ

chưa cao, lại thường xuyên sủa đổi và trở nên phức tạp, nhiều khi còn rất khó hiểu, chưa bao quát hết các tình huống sủ dụng từ thực tế, dẫn đến tâm lý nhiều người không muốn đề cập đến vấn đề hoa đơn, hoặc có những vận dụng pháp luật theo các cách khác nhau.

• Do công tác xác minh, đôi chiêu hoa đơn giữa các địa phương hiện nay vẫn làm theo phương pháp thủ công (xác minh bằng văn thư), vì vậy không phát hiện kịp thời việc sư dụng hoa đơn bất hợp pháp.

• Việc phối hợp quản lý giữa các bộ phận trong kiểm tra tình hình sử dụng

hoa đơn cua các doanh nghiệp còn rời rởc, chưa có quy trình xử lý thông tin, quản lý cụ thể có hiệu quả.

• Chưa chú trọng công tác tuyên truyền chế độ hoa đơn, đồng thoi ngành

thuê cũng chưa có biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp vi phởm về hoa đơn. 7) về kẽ khai, nộp thuế:

Luật thuế GTGT hiện hành qui định các cơ sở kinh doanh phải nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, điều này dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện thêm thủ tục hành chính là phát hành thông báo thuế. Thời gian phải lập, gởi thông báo thuế ngắn chỉ từ 5 đến 10 ngày kê từ khi nhận được tờ khai thuế của doanh nghiệp, trong khi đó hiện nay toàn ngành thuế quản lý gần 1.500 ngàn đối tượng nộp thuếGTGT. Tinh hình này làm cho thông báo còn nặng nề thủ tục hành chính, hình thức, gây lãng phí và hơn thế nữa doanh nghiệp có tư tưởng ỳ lởi chờ thông báo để nộp thuế. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng rộng của thị trường, theo đó, mô hình tô chức kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay thường có nhiều đơn vị phụ thuộc, chi nhánh hoởt động ở nhiều địa bàn kinh doanh khác nhau. Nhưng theo qui luật cua luật thuế GTGT hiện hành thì các đơn vị phụ thuộc phải kê khai thuế riêng và như thế đã làm cho công việc hành chính cho doanh nghiệp tăng lên và khó khăn cho điều hành, hởch toán của doanh nghiệp.

8) Các công tác quần lý và tô chức hành thu :

• C h ư a xây dựng được k ế hoạch dài h ạ n cho côns tác tuyên t r u y ề n t h u ế từ

trung ương đến đĩa phương. Do đó, công tác này chỉ mới dừng lại ở các hình thức

tuyên truyền có tính chất phô biến trên các phương tiện thông tin đại chúng là chủ

yếu,chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và đầu tư cho công tác tuyên

truyền theo chiều sâu.

• Các hình thức sử dụng phương tiện hiện đại cho công tác tuyên truyền như

hệ thống điện thoại tự động, hệ thống thư tín điện tử đả đối tượng nộp thuế có thả

tìm hiảu về thuế một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất đến nay ngành thuế chưa

có điều kiện triản khai.

• Công tác tuyên truyền hiện nay chủ yếu nhằm phô biến văn bản mới và

rút kinh nghiệm quản lý thu thuế của nội bộ ngành, chứ chưa nhận thức được công

tác tuyên truyền thuế là phải nhằm vào đối tượng nộp thuế, vào các tầng lớp dân cư

đả họ có nhận thức đúng về luật, chế độ chính sách thuế mà từ đó thực hiện một

cách tự nguyện.

8.2. về công tác kiểm tra, thanh tra :

• Công tác thanh tra. kiêm tra, xử lý phạm vi thuê chưa được đặt đúng tầm,

chưa phù hợp với thực trạng nước ta. Cụ thả hiện nay do trình độ dân trí còn thấp,

nhận thức pháp luật chưa cao, dẫn đến tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế

còn khá phổ biến nhưng chưa được kiảm tra, xử lý kịp thời, đặc biệt là thuế GTGT.

• Việc kiảm tra, thanh tra thuế tại các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên

phương pháp thủ công, đối chiếu xác minh bằng văn thư, chưa áp dụng được công

nghệ tin học hiện đại.

8.3. Cône tác tin hoe:

• Việc ứng dụng công nghệ tin học mới tập trung giải quvết các khâu

nghiệp vụ liên quan tới việc tính toán số liệu nhiều, chưa hỗ trợ được các còng việc

quan t r ọ n g khác như : v i ệ c k i ể m tra h ồ sơ hoàn t h u ế , m i ễ n g i ả m thuê, q u y ế t toán thuê, thanh tra kiểm tra thuế, xây dựng chính sách và lập dự toán số thu ... Đến nay, ngành thuế vẫn chưa có hệ thống ứng dụng cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng nộp thuế, do vậy số hiện tượng vi phạm về thuế do thiếu thông tin và không cố tình vi phạm vẫn còn khá phờ biến.

• về hạ tầng kỹ thuật hiện nay, tuy đã được tăng cường trang thiết bị tin học nhiều hơn so với các năm trước đây, nhưng so với nhu cầu quản lý thuế thì còn thiếu rất nhiều, chưa đủ sức để có thể hiện đại hoa ngành thuế để kết nối với hệ thống tin học tài chính quốc gia hiện đại sau này.

8.4. về am trình và tổ chức bô máy ngành thuế:

Hiện nay, bộ máy ngành thuế được tờ chức thành 03 bộ phận độc lập : bộ phận đăng ký thuế và kiểm tra tờ khai; bộ phận tính thuế và đôn đốc thu nộp; bộ phận thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, từ đó hạn chế được tiêu cực, từng bước thực hiện chuyên môn hoa quản lý theo chức năng, nâng cao trình độ của cán bộ thuế. Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại :

• Qui trình chưa hướng dẫn cụ thể các quy chế phối hợp giữa các bộ phận,

không dự kiến hết các tình huống thực tế, nên trong khi áp dụng gặp nhiều trở ngại, lúng túng cho cả cơ quan thuê lẫn đối tượng nộp thuế.

• Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cua các bộ phận còn nhiều mặt hạn chế

như chức năng các bộ phận còn chồng chéo, hơn nữa lại thiếu chức năng cưỡng chế thuế; điều tra, khởi tố các vụ vi phạm nghiêm trọng về thuế; chế tài xử phạt vi phạm về thuế chưa quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ mức ngăn chặn các hành vi gian luận thuế ...

• Bộ máy và đội ngủ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại

hoa công tác quản lý thuế nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế và công tấc xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu Những tác động về kinh tế xã hội của thuế giá trị gia tăng và hướng hoàn thiện thuế giá trị gia tăng ở việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)