thói quen tiêu dùng hoặc mua bán trao đổi hàng hóa không dùng hóa đơn, chứng từ.
Thứ năm, trình độ nhận thức của người dân về thuế và ý thức tuân thủ pháp
luật thuế còn chưa cao. Việc trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế vẫn chưa được lên án mạnh mẽ và nghiêm trị, người nộp thuế luôn nhấn mạnh "nghĩa vả" nộp thuế mà không biết hoặc không quan tâm đến "quyền" nộp thuế. Hơn nữa, việc trang bị kỹ thuật, trình độ cán bộ thuế còn thiếu và yếu đã làm cho trình độ bộ máy quản lý thuế chưa đủ cả về nhân lực và phương tiện kỹ thuật để có thể đáp ứng được yêu cầu trong quản lý thuế hiện đại.
Thứ sáu, là về môi trường pháp luật của chúng ta tuy đã được quan tâm và nsày càng hoàn thiện nhưns hệ thống văn bản pháp luật chưa được đồng bộ, còn chồng chéo, phức tạp mà lại thiếu những chế tài theo luật định, ví dả như : Luật doanh nghiệp qui định về điều kiện đăng ký kinh doanh hết sức thông thoáng nhưng
Luật hình sự hiện nay lại quá lạc hậu đã không điều chỉnh hết các hành vi vi phạm mới về mua bán, sử dảng hóa đơn không hợp pháp ... Điều này, đã tạo rất nhiều kẽ hở để lợi dảng trốn thuế, nhưng khi phát hiện lại thiếu những chế tài xử lý để ngăn
chặn.
Bên cạnh những khó khăn như chúng ta đã phân tích, tình hình đất nước ta tại thời điểm chuẩn bị triển khai Luật thuế GTGT cũng có những điều kiện tạo thuận lợi hết sức cơ bản như :
Thứ nhất là, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn áp dảng thuế GTGT ở các nước, mà đặc biệt là ở những nước trong khu vực, là những nước có điều kiện kinh tế- chính trị xã hội tương tự như nước ta.
Thứ hai là, trong cuộc cải cách thuế bước Ì, nước ta đã chuyên đổi từ cơ chế quản lý kinh tế không có thuế sang cơ chế quản lý kinh tế bằng công cả thuế là chủ
yếu, đặc biệt là việc ban hành các Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã làm cho các doanh nghiệp cần thiết phải nân'' cao trình độ quản lý tài chính tại đơn vị mình, từ đó góp phần tạo thói quen trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và ứng dụng công nghệ tin học trong công tác hạch toán kế toán.
Nói chung, khi triển khai Luật thuếGTGT, điều kiện kinh tế - xã hội ở nưữc
ta có rất nhiều khó khăn chồng chất, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích những khó khăn và thuận lợi khi đưa Luật thuếGTGT vào áp dụng thực tê là hết sức cần thiết. Khi chúng ta nhận định đúng những thuận lợi và chủ động đề ra những giải pháp phù hợp sẽ tạo ra được những điều kiện hỗ trợ thực hiện có hiệu quả Luật thuế mữi, đồng thời cũng cần thấy rõ những khó khăn cản trở, từ đó chúng ta có nhữns bưữc đi phù hợp và có những biện pháp thật sự hợp lý để khắc phục nó.
liu NÔI DUNG Cơ BẢN CỦA THUẾ GIÁ TRI GIA TĂNG HIÊN HÀNH :
Luật thuế GTGT đã được Quốc hội nưữc CHXHCNVN khóa IX, kỳ họp thứ
li thông qua ngày 10/05/1997 đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp vữi tình hình thực tế, có thể khái quát hóa thành 2 giai đoạn như sau:
l.Giai đoan Ị: từ 1999 đến 2003:
Thuế GTGT trong giai đoạn đầu tiên này được dựa trên các văn bản pháp sau đây:
- Luật thuế GTGT SỐ02/1997/QH9 ngày 10/5/1997.
- Nghị định 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
- Thông tư 89/1998/TT/BTC ngày 27/06/1998 hưững dẫn thi hành nghị định
SỐ28/1998/NĐ-CP.
Nội dung cơ bản của thuế GTGT quy định tại các văn bản pháp lý này có thế tóm tắt như sau:
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở VN, trừ 26 trường hợp không thuộc diện chịu thuếGTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi
chưng là cơ sớ kinh doanh) và tô chức,cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa ( gọi chung là người nhập khẩu )
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất: Giá tính thuế được quy định như sau:
-Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. -Đối với hàng hóa nhập khâu là giá nhập tại cửa khâu cộng với thuế nhập khẩu.
-Đối với hàng hóa, dịch vu dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vu cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
-Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT.
Thuế suất có 04 mức là 0%, 5%, 10%, 20% Có 2 phương pháp tính thuếGTGT, đó là: + Phương pháp khấu trừ :
Đối tượng áp dụng các đơn vị, tổ chức kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, các hợp tác xã và các đơn vị tổ chức kinh tế khác, trừ các đối tượng áp dụng
tính t h u ế G T G T theo phương pháp trực tiếp. Đố i tượng áp dụng phương pháp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ.
Theo phương pháp này:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế đơn vị X số lượng hàng hóa, dịch vụ tính thuế X thuế suất thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào = Tổng thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào + Tổng thuế GTGT theo chứng từ nộp thuế đối với hàng nhập khâu ( nếu có ) + Tổng thuếGTGT đầu vào được khấu trừ theo tở lệ (%) quy định. Việc khấu trừ theo tở lệ % quy định chỉ được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông, lâm.thuở sản của người sản xuất bán ra không có hóa đơn; tở lệ 5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các loại cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè búp tươi, Iuau, ngô, khoai, sắn; sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm, cá, tôm và các loại thủy sản khác; tở lệ 3% đối vớicác loại sản phẩm là nông sản, lâm sản còn lại. Việc khấu trừ theo tở lệ % quy định trên đây không áp dụng đối với cơ sở mua để sân xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh ăn uống.
+ Phương pháp trực tiếp : Đối tượng áp dụng:
-Cá nhân SXKD là người VN.
-Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở VN không theo luật đầu tư nước ngopài tại VN, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ .
-Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý ngoại tệ.
Theo phương pháp này, thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuê X thuế suất thuế GTGT.
Đố i tượng áp dụng phương pháp này sẽ sử dụng hóa đơn thông thường khi bán hàng hoa hoặc cung ứng dịch vụ.
Đối tượng áp dụng tính thuếGTGT theo phươní pháp trực tiếp nếu thực hiện được đúng đủ các điều kiện mua bán hàng hóa,dịch vụ có đầy đủ hóa đơn chứng từ ; ghi chép hạch toán sổ sách kế toán đúng chế độ; kê khai nộp thuế GTGT đúng chê độ thì được quyền làm đơn đả chuyản sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ; trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày cơ quan thuế sẽ thông báo cho đối tượng biết là được chuyên hay không.
Qua 2 năm thực hiện Luật thuế GTGT, Quốc hội, úy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính đã có nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT , cụ thả là:
-ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết số 90/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 03/09/1999; Nghị quyết số 240/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 27/10/2000 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuếGTGT đối với một số hàng hóa dịch vụ.
-Chính phủ có nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật thuếGTGT và cụ thả hóa các nghị quyết nói trên của UBTVQH10. Nghị định này ban hành thay thế các nghị định hướng dẫn về thuế GTGT của Chính phủ đã ban hành trước đây.
-Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 19/12/2000 hướng dẫn thi hành nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tư này ban hành thay thế các thông tư hướng dẫn về thuế GTGT của Bộ Tài chính đã ban hành trước đây.
Nội dung bổ sung, sửa đôi có thả tóm tắt như sau: -Sửa đổi, bổ sung danh mục không chịu thuế GTGT .
-Điều chỉnh thuế suât thuê GTGT đôi với Ì số hàng hóa, dịch vụ ; mở rộng diện áp dụng thuế suất 5%. Thuế suất 0% trước đây chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu; giờ thì áp dụng cả hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khâu, phần mềm máy tính xuất khẩu, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vợn tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động.
-Điều chỉnh tỷ lệ khấu trừ khấu và đối tượng ấp dụng, cụ thể như sau: +Tỷ lệ 3% trên giá mua theo hóa đơn đối với:
• Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT , kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hóa đơn bán hàng.
• Hàng hóa là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biên mua của cơ sở sản xuât không chịu thuếGTGT ở khâu sản xuất sử dụng hóa đơn GTGT .
• Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuât đê bán ra có hóa đơn bán hàng ( kê cả trường hợp mua của đại lý bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo đúng giá của cơ sở sản
xuất.hưởng hoa hồng.
• Tiền bồi thường bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ sở kinh doanh bảo hiểm.
+Tỷ lệ 2% trên giá trị hàng hóa mua vào theo bảng kê đối với hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hóa đơn. Riêng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến không chịu thuếGTGT, nếu cơ sở dùng các sản phẩm này để tiếp tục sản xuất, chế biến ra các hàng hóa khác thuộc diện chiu thuế GTGT thì giá được tính khấu trừ theo tỷ lệ % quy định là giá thành sản xuất của các mặt hàng nôn", lâm, thủy sản.
Tỷ lệ khấu trừ theo tỷ lệ % quy định trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Ngày 13/09/2002 Chính phủ ban hành Nghị định 76/2002/NĐ-CP về sửa đôi, bổ sung một số điều của nghị định 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ. Bộ tài chính đã ra thông tư 82/2002/TT-BTC hướng dứn thi hành Nghị định 76/NĐ-CP. Nội dung bổ sung, sửa đổi bao gồm:
-Về đối tượng không chịu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu của tổ chức cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao được hưởng quyển ưu đãi miễn trừ thuế GTGT.
-Về giá tính thuế đối với dịch vụ in.
-Về việc áp dụng thuế suất 0% về điều khiên áp dụng, thủ tục, minh chứng.
-Về khấu trừ thuếGTGT, điều chỉnh tỉ lệ khấu trừ 3%, 2% thành tỉ lệ khấu trừ 1%.
-Về hoàn thuế GTGT như: phân loại đối tượng hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, trách
nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuếGTGT. -Về xử lý vi phạm.
-Về bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra.
-Về tổ chức thực hiện, có hiệu lực thi hành từ 01/10/2002.
Ngày 11/11/2002 Chính phủ ban hành Nghị định 95/2002/NĐ-CP sửa đổi , bổ sung khoản 3 Điều Ì Nghị định số 76/2002/NĐ-CP ngày 13/09/2002, cụ thể là tỷ lệ khấu trừ 1% trên giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào không có hoa đơn đối với hàng nông lâm thủy sản chưa qua chế biến, đất, đá, cát, sỏi và các phế liệu không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh thương mại, xuất khẩu.
Ngày 25/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định 108/NĐ -CP; Bộ Tài chính ban hành thông tư 116/2002/TT-BTC ngày 25/12/2002 hướng dứn thi hành nghị định 108/2002/NĐ-CP, bãi bỏ việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % tính trên giá hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà cơ sở
kinh doanh thương mại nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua của cơ sở sản xuất để bán có hóa đơn bán hàng vẫn áp dụns khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên giá trị hàng hóa mua vào.
2.Giai đoan 2 Ị Tử 01/01/2004 đến nay:
Thuế GTGT được vận hành dựa trên các văn bản pháp lý sau : - Luật thuếGTGT Số02/1997/QH9 ngày 10/5/1997.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
- Nghị định 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2003. - Thông tư 120/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003. Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam có thể khái quát hóa như sau :
Ị) Đối tương chiu thuế GTGT :
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT sau đây :
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi ; thủy
sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chê biên thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, trực tiếp đánh bắt bấn ra. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là các sản phẩm mới được phơi; sấy khô, ướp đông, làm sạch, bóc vỏ mà chưa được chế biến ở mức độ cao hơn hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm : trứng giống, con
giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
3. Sản p h ẩ m m u ố i được sản x u ấ t t ừ nước b i ể n , m u ố i m ỏ t ự nhiên, m u ố i tinh, muối i-ốt.
4. Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cụn nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp ; thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cụn nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ; máy bay, dàn khoan, tài thủy thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cụn nhập khẩu đê tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dụu khí.
Trường hợp cơ sở nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế GTGT nhưng trong dây chuyền đồns bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế GTGT cho cả dây chuyển thiết bị, máy móc đồng bộ.
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.