Tình hình sử dụng điện

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện, nước và pin tại cơ sở 2 của trường đại học lạc hồng (Trang 44 - 52)

II TỔNG QUAN VỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒ NG

2.2.1 Tình hình sử dụng điện

Cơ sở II dùng điện chủ yếu để phục vụ cho các mục đích sau:

™ Mục đích học tập: Điện dùng để cung cấp cho các thiết bị như: máy chiếu, cassette, bóng đèn, quạt, loa, máy vi tính,…

™ Mục đích làm việc: Ngoài mục đích học tập của sinh viên, nguồn điện còn sử dụng cho mục đích làm việc của cán bộ như máy vi tính, quạt, máy lạnh,… trong các văn phòng khoa, phòng máy và văn phòng làm việc.

™ Mục đích khác: Các mục đích như giải trí, photo, tưới cây, bơm nước,… cũng tiêu hao một lượng điện lớn.

Tình hình sử dụng điện, vào mỗi mục đích khác nhau thì mức độ lãng phí cũng khác nhau, còn tùy thuộc vào nhu cầu và ý thức của người sử dụng.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lượng điện sử dụng (kWh) của cơ sở II năm 2009 “Nguồn: Tài liệu phòng quản trị thiết bị, trường Đại học Lạc Hồng” [7]

Qua biểu đồ trên ta thấy, lượng điện sử dụng nhiều vào các tháng 3,4,5 do trời nóng nên sử dụng nhiều quạt và các tháng 9,10,11,12 trời mưa nên sử dụng nhiều bóng đèn. Đồng thời những tháng này học nhiều nên nhu cầu sử dụng điện cao hơn so với các tháng khác trong năm.

Lượng điện sử dụng của năm sau cũng cao hơn năm trước. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nhà trường đã mua sắm trang thiết bị, nhưng đi song song với vấn đề này là cần một nguồn năng lượng lớn để đáp ứng nhu cầu học tập, nên kéo theo mức chi trả hàng tháng cho việc sử dụng điện cũng tăng lên. Năm 2010 nhà trường có trang bị máy chiếu cho tất cả các phòng học tại cơ sở II nên lượng điện sử dụng của năm 2010 cao hơn so với năm 2009.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh lượng điện sử dụng (kWh) của cơ sở II trong 8 tháng năm 2009 và năm 2010

“Nguồn: Tài liệu phòng quản trị thiết bị, trường Đại học Lạc Hồng” [7]

Việc sử dụng các thiết bị điện vào các mục đích khác nhau và chủ yếu là sử dụng các thiết bị điện không hợp lý, đã gây lãng phí tài nguyên điện, tổn thất tài chính của nhà trường và góp phần gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó nhận thức của sinh viên và một số cá nhân nói chung còn kém với lối suy nghĩ điện không phải của mình hoặc mình đã mất tiền rồi thì cứ sử dụng thoải mái. Nếu tiết kiệm được điện năng thì nhà trường sẽ dư một khoản tiền không nhỏ để đầu tư vào các công trình khác. Song để toàn sinh viên có được ý thức tiết kiệm thì cần thời gian không ít. Giá điện tăng, nên việc tiết kiệm điện càng có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.

2.2.1.2 Một số kết quả khảo sát về tình hình sử dụng điện tại cơ sở II của Trường Đại học Lạc Hồng

Việc quản lý điện là do phòng quản trị thiết bị quản lý. Nhân viên phòng quản trị thiết bị có trách nhiệm ghi số liệu điện, nước tiêu thụ hàng tháng đồng thời kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới khi các thiết bị điện, nước bị hư hỏng.

Thống kê các loại thiết bị sử dụng điện được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Danh sách các loại thiết bị sử dụng điện tại cở sở II –Trường Đại học Lạc Hồng

Stt Tên thiết bị Công suất

(W/cái)

Số lượng (cái)

Số lượng hỏng (cái)

1 Máy điều hòa 1800 12

2 Bóng đèn huỳnh quang T10 52 312 12 3 Máy chiếu 350 25 4 Máy cassette 20 15 1 5 Máy in 660 4 6 Chuông báo 40 1 7 Máy vi tính 400 100 3 8 Quạt trần 100 60

9 Quạt treo tường 75 5

10 Loa 40 105

12 Đèn cao áp 250 4

13 Bình nước nóng lạnh 850 1

14 Bơm 1200 1

Hình 2.2: Cầu dao lắp đặt chưa an toàn và công tắc điện bị hỏng

™ Thời gian sử dụng điện lãng phí:

¾ Tại các phòng học: Việc để điện lãng phí xảy ra cũng rất phổ biến. Mỗi

phòng học gồm có: 7 bóng đèn huỳnh quang T10, 2 quạt trần, 4 loa, 1 máy chiếu và 1 âm ly. Khi kết thúc buổi học, giáo viên và sinh viên đã rời khỏi phòng nhưng tất cả các thiết bị sử dụng điện (đèn, quạt, loa…) vẫn hoạt động cho đến khi nhân viên quét dọn phòng đến tắt. Khoảng thời gian kết thúc buổi học đến lúc nhân viên quét dọn đến tắt điện là khoảng thời gian sử dụng điện lãng phí.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thời gian sử dụng điện lãng phí (phút) của các phòng học vào ngày 9/9/2010 Phòng Buổi sáng Buổi chiều Buổi tối Thời gian lãng phí (phút/ngày) Ghi chú D102 10 23 2 35 D104 20 20 5 45 D105 15 18 4 37

D201 35 10 45 90 Buổi tối nghỉ tiết

D202 15 14 5 34

D203 5 26 3 34

D204 8 13 10 31

D206 30 22 5 57 D301 18 31 6 54 D302 13 8 21 D303 3 3 D304 25 5 4 34 D305 37 14 51 D401 5 24 9 38 D402 15 30 5 50 D403 15 8 7 30 D404 6 15 5 26 D405 25 25 4 54 D406 30 22 5 57 D501 18 17 12 47 D502 27 3 8 38 D503 55 10 2 67 Buổi sáng nghỉ tiết D504 13 14 8 35 D505 15 25 13 53 Trung bình (Phút/ngày) 42

¾ Tại phòng vệ sinh: mỗi phòng vệ sinh gồm có 2 bóng đèn huỳnh quang T10. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các phòng vệ sinh đều bật điện khi trời sáng. Sinh viên sau khi rời khỏi phòng vệ sinh không quan tâm đến tắt bóng đèn.

Hình 2.3: Tại phòng vệ sinh bóng đèn bật vào ban ngày khi không có người sử dụng

¾ Tại khu vực giữ xe, hành lang, xung quanh trường học: cũng xảy ra tình

trạng lãng phí điện. Dù trời chưa tối vào những tháng mùa khô nhưng bóng điện ở những khu vực này thường được bật vào lúc 17h30 tối và tắt vào lúc 5h45 sáng.

¾ Tại phòng máy vi tính: Cơ sở II có một phòng máy dùng để tổ chức học

và thi các môn học trên máy. Phòng này gồm có: 90 máy vi tính, 4 máy điều hòa, 4 loa, 14 bóng đèn huỳnh quang T10… Trong giờ ra chơi và khi ra về phần lớn các sinh viên đều không tắt các thiết bị sử dụng điện và máy tính mà chỉ thoát khỏi chương trình đang học gây lãng phí điện.

¾ Trong các văn phòng có sử dụng máy điều hòa thì nhiệt độ cài đặt chủ yếu là: 18 – 20oC trong khi mọi người ra, vào phòng có sử dụng máy điều hòa lại không chú ý đóng kín các cửa nên hiệu quả hoạt động của máy không cao.

¾ Các phòng học không tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Khi học ban ngày nhưng hầu hết các phòng vẫn buông rèm, đóng cửa và bật hết tất cả các bóng điện, quạt.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện, nước và pin tại cơ sở 2 của trường đại học lạc hồng (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)