Tiềm năng tiết kiệm của một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện, nước và pin tại cơ sở 2 của trường đại học lạc hồng (Trang 78)

II TỔNG QUAN VỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒ NG

3.6Tiềm năng tiết kiệm của một số giải pháp

3.6.1 Tiềm năng tiết kiệm

Từ những nghiên cứu tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường cho thấy ngoài các giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức thì các giải pháp quản lý nội vi có vốn đầu tư ít, mang lại hiệu quả cao hơn những giải bổ sung thiết bị và thay đổi công nghệ có vốn đầu tư lớn. Muốn chương trình tiết kiệm đạt hiệu quả cao thì phải kết hợp giữa các giải pháp ý thức và kỹ thuật, từ những giải pháp đơn giản cần phải thực hiện ngay với các giải pháp có kỹ thuật cao, đồng thời phải có sự thống nhất tham gia của ban lãnh đạo với sinh viên trong trường. Qua tính toán và phân tích số liệu nhóm chúng tôi đưa ra bảng kết quả dự kiến như sau.

Bảng 3.5: Tiềm năng tiết kiệm điện, nước, pin tại cơ sở II – trường Đại học Lạc Hồng

Giải pháp Kết quả tiết kiệm Thành tiền (đồng/năm)

Thay thế các vòi bị hư hỏng [ 5 vòi*20lít/vòi.h*24h h*30 ngày* 12 tháng]/1000 = 864 (m3/năm) 864 m3/năm* 6000(Đồng/năm) = 5.184.000

Quản lý nội vi, vặn chặt các vòi, van nước

[14 vòi * 8lít/vòi.h*24h*30 ngày *12tháng]/1000 = 967,68(m3/năm) 967,68 m3/năm * 6000(Đồng/năm) =5.806.000

Giảm thời gian sử dụng các bóng đèn, quạt, loa, âm ly [{(312 bóng* 52 w/bóng) + (60quạt*100w/cái) + (105loa*20w/cái)+(26 âm ly*160w/cái)}*0,7h*30 ngày *10tháng]/ 1000 =5.981(kWh/năm) 5.981 (kWh/năm)* 1.207 (Đồng/năm) = 7.219.000

Giải pháp Kết quả tiết kiệm Thành tiền (đồng/năm)

Giảm thời gian sử dụng máy điều hòa

[5 cái*1800w/cái *5h*30ngày*10]/ 1000 = 13.500(kWh/năm) 13.500(kWh/năm)* 1.207 (Đồng/năm) = 16.294.000

Phân công cán bộ thay pin mới vào buổi sáng

[ (40cục ( quản lí cũ) – 25cục (quản lí mới)]* 30 ngày*10tháng = 4.500 cục/năm 4500 cục/năm *2000 (Đồng/cục) =9.000.000 Thay bóng đèn T10 bằng bóng T5, thay chấn lưu điện từ bằng chấn lưu điện tử, bổ sung thêm máng đèn 23.587 23.587(kWh/năm)* 1207 (Đồng/năm) = 28.469.000

3.6.2 Tính khả thi về môi trường của các giải pháp tiết kiệm điện

Để sản xuất 1kW điện đến hộ tiêu thụ, phải qua rất nhiều công đoạn, và thất thoát là điều không tránh khỏi. Vì vậy, nếu tiết kiệm được ở đầu cuối (hộ tiêu thụ) một lượng nhỏ cũng sẽ tiết kiệm ở đầu vào (nhà máy điện) rất lớn. Trong khi đó, quá trình hoạt động của các nhà máy phát điện lại không ngừng đưa vào môi trường khí thải, nước thải, chất thải rắn… nên việc tiết kiệm điện ở khâu tiêu thụ sẽ có ý nghĩa như một hoạt động gián tiếp làm giảm những chất thải trên vào môi trường.

Ước tính, khi tiêu thụ 1 kWh điện, đồng nghĩa với việc phát thải vào môi trường 0,43 kg CO2 [9]. Như vậy, bằng việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm, sẽ giảm được một lượng CO2 thải ra môi trường như trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.6: Bảng tiềm năng giảm phát thải CO2 vào môi trường của các giải pháp Giải pháp Ltiượết king ệđm iện kWh/năm Giảm phát thải CO2 tấn/ năm

Giảm thời gian sử dụng các bóng đèn, quạt, loa, âm

ly 5.667 2,44

Giảm thời gian sử dụng máy điều hòa 13.500 5,81 Thay bóng đèn T10 bằng bóng T5, thay chấn lưu

điện từ bằng chấn lưu điện tử, bổ sung thêm máng

đèn 23.587 10,14

Tổng 42.754 18

3.7 Những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng các giải pháp tiết kiệm 3.7.1 Khó khăn

¾ Phần lớn sinh viên chưa có thói quen sử dụng tiết kiệm điện, nước, pin trong trường. Do đó, để thực hiện các giải pháp tiết kiệm tại đây, cần phải có thời gian phổ biến thông tin và thuyết phục sự tham gia, hợp tác từ phía các công nhân viên và sinh viên trong trường vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình tiết kiệm cùng với sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo trường.

¾ Khi áp dụng các giải pháp tiết kiệm, nhà trường sẽ không tránh khỏi những thay đổi, phải trang bị thêm phương tiện liên quan đến vấn đề kinh tế và phương thức quản lý đã tồn tại từ lâu.

¾ Trong quá trình thực hiện, bước đầu có thể làm ảnh hưởng đến công việc của công nhân viên ở một số bộ phận và sinh viên. Họ sẽ có thêm những nhiệm vụ mới, những thay đổi trong công việc hiện tại của mình.

¾ Nguồn vốn còn hạn chế, mặt khác các thiết bị tiết kiệm còn khá đắt tiền nên cần phải có những tính toán chi tiết.

3.7.2 Thuận lợi

¾ Sự nhận thức tốt từ phía Ban lãnh đạo về những lợi ích đạt được sẽ giúp việc áp dụng các giải pháp được thực hiện, duy trì và phát triển hơn.

¾ Nhà trường có quản lý tiêu thụ điện, nước chặt chẽ theo từng tháng và từng cơ sở nên thuận lợi cho việc đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

¾ Hiện nay, việc thực hiện tiết kiệm điện, nước tại các trường học được nhà nước khuyến khích và hỗ trợ nhiều.

3.8 Xây dựng các bước thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, nước, pin tại cơ sở

II trường Đại học Lạc Hồng

Từ những giải pháp đã phân tích, lựa chọn và những khó khăn, thuận lợi được nhận định. Đề tài đề xuất chương trình áp dụng giải pháp tiết kiệm điện, nước, pin tại cơ sở II trường Đại học Lạc Hồng gồm 4 giai đoạn với những công việc như sau:

” Giai đoạn 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

• Gửi một số nhân viên nòng cốt đi tập huấn đào tạo về tiết kiệm năng lượng, nước. Đặc biệt tập trung vào phòng quản trị thiết bị.

• Phổ biến kiến thức, thông tin về tiết kiệm điện, nước, pin đến toàn bộ nhân viên và sinh viên bằng những buổi nói chuyện, tập huấn nhằm tạo nhận thức, ý thức tự giác của mọi người.

• Tổ chức phát động thực hiện tiết kiệm điện, nước pin nhằm cổ vũ, thu hút sự tham gia của mọi người. Có thể là việc cập nhật các thông tin, hình ảnh về tiết kiệm trên các bảng thông báo.

” Giai đoạn 2: Chuẩn bị

• Thành lập đội kiểm tra gồm nhân viên và sinh viên đại diện từ các đơn vị, phòng ban của nhà trường, quy định nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên.

• Xem xét việc thực hiện các giải pháp có thể thực hiện ngay đã được đề xuất.

• Lên kế hoạch thực hiện các giải pháp đã phân tích khả thi: về thời gian tiến hành, người chịu trách nhiệm giám sát, thực hiện giải pháp.

” Giai đoạn 3: Triển khai

• Phổ biến kế hoạch tiến hành và phân bố công việc rõ ràng xuống từng khu vực, bộ phận.

• Giám sát việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, nước, pin.

• Ghi nhận và lưu trữ số liệu, tài liệu liên quan đến việc thực hiện các giải pháp ở từng bộ phận.

” Giai đoạn 4: Đánh giá

• Từ số liệu, tài liệu ghi nhận được từ quá trình triển khai, cần định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) đánh giá kết quả đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp tiết kiệm, cũng như mức sai lệch so với kết quả dự kiến.

• Rút ra bài học kinh nghiệm và xác định việc làm cần thiết để duy trì hoặc phát huy kết quả tốt hơn nữa, đồng thời khắc phục những kết quả không tốt.

KT LUN VÀ KIN NGH

KẾT LUẬN

Để giúp cơ sở II - trường Đại học Lạc Hồng chủ động trong việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn điện, nước, pin đồng thời có một môi trường học tập sạch sẽ, việc nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm đã được thực hiện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Hiện trạng sử dụng điện, nước, pin tại cơ sở II - trường Đại học Lạc Hồng còn một số điểm chưa tiết kiệm và hiệu quả.

Pin sử dụng hết không được thu hồi còn vứt rải rác trong khuôn viên trường. Ngoài giải pháp quản lý hành chính, nâng cao nhận thức còn có giải pháp về kỹ thuật có vốn đầu tư không quá cao, nằm trong 3 nhóm: Quản lý nội vi, bổ sung thiết bị và thay đổi công nghệ. Lợi ích đạt được là giảm tiêu thụ khoảng 1.830 m3 nước, 4000 cục pin và 42.754 kWh điện mỗi năm, qua đó tiết kiệm trên 70.000.000 đồng/năm. Đồng thời, nhờ việc giảm tiêu thụ lượng năng lượng này đã giúp giảm phát thải vào môi trường gần 18 tấn CO2/năm.

Chương trình thực hiện các giải pháp tiết kiệm được đề xuất gồm 4 giai đoạn: tuyên truyền, chuẩn bị, triển khai và đánh giá.

Trở lực lớn nhất trong việc tiết kiệm điện, nước, pin trong trường là phần lớn sinh viên chưa có thói quen sử dụng tiết kiệm và việc thực hiện gây một số ảnh hưởng công việc của nhân viên và sinh viên.

Mặt thuận lợi là nhà trường có tổ chức quản lý tốt và việc thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ quan trường học đang được nhà nước khuyến khích và hỗ trợ nhiều.

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả đạt được của nghiên cứu, nhà trường có thể áp dụng các giải pháp tiết kiệm đã được đề xuất để thấy rõ các lợi ích đạt được của việc tiết kiệm điện, nước, pin và tiếp tục nghiên cứu để tìm ra nhiều giải pháp hiệu quả khác nữa. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc đào tạo nhân lực, cử nhân viên đi học các khóa tập huấn về Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, vừa để nâng cao ý thức, trình độ nhân viên, sinh viên và giúp việc thực hiện tiết kiệm ở được hiệu quả, liên tục, lâu dài. Việc tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban lãnh đạo, các phòng ban và sinh viên sẽ giúp triển khai các giải pháp một cách hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phạm vi của đề tài, việc đề xuất các giải pháp tiết kiệm phấn, giấy chưa được thực hiện. Do đó, sau khi thực hiện các giải pháp đã được đề xuất, nhà trường có thể đề xuất thêm các giải pháp tiết kiệm phấn, giấy. Đồng thời mở rộng áp dụng các giải pháp tiết kiệm điên, nước, phấn, pin, giấy cho cơ sở I, cơ sở III,… và Kí túc xá.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1]. Ban quản lý chương trình SEMLA Đồng Nai (2008), Khóa tập huấn về sản xuất

sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường TP. Hồ Chí

Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[2]. Võ Bá Minh ( 2007), Con người và môi trường, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[3]. Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn (2008), Sản xuất sạch hơn, Trường Đại học Huế, Huế.

[4]. Nguyễn Trọng Phượng (2008), Tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Tp. Hồ Chí Minh.

[5]. Quốc hội (2010), Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

[6]. Trần Thục (2004), Sổ tay về nước, Uỷ ban quốc gia về chương trình Thủy văn quốc tế, Hà Nội.

[7]. Trường Đại Học Lạc Hồng (2010), Tài liệu nội bộ, Trường Đại Học Lạc Hồng, Đồng Nai.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

[8]. UNEP (2006), Energy Efficiency Guide for Industry in Asia, United Nations Environment Programme Publications, Paris.

[9]. United States Environmental Protection Agency (2001), Industrial Assessments

Guide to Pollution Prevention & Energy Efficiency, Government Institutes

United States, Ohio.

Website [10] . http://www.dienluctth.com.vn [11] . http://www.lhu.edu.vn [12] . http://www.rangdong.com.vn [13] .http:// www.thesaigontimes.vn [14] . http://www.TheWorld Factbook [15] . http://www.tietkiemnangluong.com.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho sinh viên trường Đại Học Lạc Hồng)

Hướng dẫn: Đánh dấu “X” vào đáp án mà bạn lựa chọn trong phần trả lời bên dưới

PHẦN CÂU HỎI

1. Khi phòng học sử dụng máy điều hòa bạn thường chỉnh nhiệt độ trong khoảng nào?

A. 25-27oC B. 22-25 oC C. 20-22 oC D. 18-20 oC

2.Theo bạn mở máy điều hòa vào khoảng thời gian nào là hợp lý?

A. Sáng 9h-11h30, chiều 13h – 16h B. Sáng 9h-11h30, chiều 13h – 16h30 C. Sáng 7h30-11h30, chiều 13h – 16h D. Sáng 7h30-11h30, chiều 13h – 16h30

3. Khi bạn là người cuối cùng rời khỏi phòng học trong khi các thiết bịđiện vẫn đang hoạt động bạn sẽ làm gì? A. Tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện B. Tắt bóng đèn C. Tắt quạt và máy lạnh D. Không tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện

A. Tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện trong phòng học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Tắt máy chiếu, máy điều hòa và tắt bớt một số quạt và bóng đèn

C. Tắt máy chiếu, máy điều hòa nhưng không tắt bớt một số quạt và bóng đèn D. Không tắt bất kì một thiết bị sử điện nào trong phòng học

5. Trong phòng học vào ban ngày có đủ ánh sáng bạn thường…?

A. Không bật đèn và không buông rèm cửa B. Không bật đèn nhưng buông rèm cửa C. Bật đèn và không buông rèm cửa D. Bật đèn và buông rèm cửa

6. Khi kết thúc buổi học ở phòng máy vi tính bạn thường làm gì?

A. Tắt máy vi tính khi đã thoát hết tất cả các chương trình đã mở B. Tắt máy vi tính nhưng chưa thoát tất cả chương trình đã mở C. Thoát tất cả chương trình đã mở nhưng không tắt máy vi tính D. Không tắt máy vi tính

7. Khi bạn thấy các thiết bị sử dụng điện, dụng cụ chứa nước, đường ống,

đường dây điện bị hư hỏng, rò rỉ bạn sẽ làm gì?

A. Báo ngay cho phòng kỹ thuật để kịp thời sửa chữa

B. Tự sửa chữa, nếu không sửa được mới báo cho phòng kỹ thuật C. Nói cho bạn bè biết nhưng không báo cho phòng kỹ thuật D. Không quan tâm

8. Theo bạn tiết kiệm điện, nước, pin trong trường học là trách nhiệm của ai?

A. Nhà trường B. Giáo viên

C. Sinh viên D. Cả ba

9. Khi nhìn thấy cục pin ở trên lớp học bạn sẽ làm gì?

A. Thu gom mang xuống phòng quản lý của nhà trường để kiểm tra điện của pin

B. Mang về nhà sử dụng cho mục đích của mình không quan tâm pin đó còn sử dụng được hay không

C. Nhìn thấy pin là thu gom vứt vào sọt rác không quan tâm là pin còn sử dụng được hay không

D. Không quan tâm

10.Theo bạn hiểu “ Pin “ là loại chất thải nào?

A. Chất thải rắn nguy hại C. Chất thải thải rắn công

nghiệp

B. Chất thải rắn không nguy hại D. Chất thải sinh hoạt

11.Bạn thấy cách quản lý điện, nước, phấn pin của nhà trường hiện nay như thế nào? A. Quản lý chặt chẽ, hợp lý B. Quản lý bình thường C. Quản lý còn lỏng lẻo, bất hợp lý D. Ý kiến khác

12.Theo bạn nên sử dụng điện, nước, pin, phấn trong trường học như thế

nào?

A. Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích

B. Cứ sử dụng thoải mái, không cần quan tâm đến mục đích hay tính hiệu quả của việc sử dụng.

C. Ý kiến khác PHẤN TRẢ LỜI 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện, nước và pin tại cơ sở 2 của trường đại học lạc hồng (Trang 78)