b/ Phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống
5.1. im ới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu
và nâng cao chất lượng của các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài.
4.3. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đòi hỏi Nhà nước phải "cung cấp
đầy đủ thông tin" cho họ nhưng thực ra cái mà doanh nghiệp cần không phải là thông tin mà là kết quả phân tích thông tin.
Trong hoàn cảnh dịch vụ phân tích thị trường và tư vấn doanh nghiệp còn chưa phát triển, Nhà nước có thể cố gắng làm thay để đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nhân. Tuy nhiên, việc làm thay đó không thể kéo dài bởi sẽ gây tâm lý ỷ lại từ phía doanh nghiệp, tư duy kinh doanh thụ động, chờ đợi thị trường, chờ đợi khách hàng sẽ ngày càng phát triển. Biện pháp tốt nhất là có chính sách để khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ
trợ cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh dịch vụ nghiên cứu thị trường và phân tích thông tin, rất cần phát triển thêm các dịch vụ khác như dịch vụ
giao nhận và thông quan, dịch vụ phân tích tài chính, bao gồm cả phân tích rủi ro về tỷ giá, dịch vụ pháp lý, v.v. Cần có các chính sách phù hợp, kể cả
mở cửa thị trường cho các công ty cung ứng dịch vụ nước ngoài để nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ này.
5. Nhóm giải pháp thể chế- tổ chức
5.1. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu xuất khẩu
Cần hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá theo xu hướng tự do hoá thương mại, xoá bỏ dần những cản trở đối với hoạt động ngoại thương, tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng chủ
lực, đơn giản hoá hơn nữa thủ tục hành chính, chính sách quản lý phải rõ ràng, minh bạch, công khai để các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp thực hiện đúng.
Nhà nước cần tăng cường quản lý hoạt động ngoại thương thông qua hệ
thống pháp luật và văn bản pháp quy, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng quản lý thông qua cơ chế “xin-cho”.
Hoàn thiện hơn nữa Luật thương mại nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển. Các văn bản, các quy định cần được hoàn thiện và xây dựng trên cơ sở
khoa học và thực tiễn, cân nhắc đến lợi ích trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính ổn định hơn. Bên cạnh đó, khi cần sửa đổi, bổ sung các văn bản cũng nên quy định thời hạn chuyển tiếp hợp lý, ít nhất là hai tháng tuỳ tính chất từng mặt hàng hay điều kiện cụ thể để cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, đồng thời có biện pháp xử lý những tồn tại, những vướng mắc khi thay đổi chính sách.