b/ Vấn đề lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực
2.1. Định hướng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Cho tới nay, Việt Nam đã có một danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm chủ yếu là hàng nông lâm thuỷ hải sản với thế mạnh và tiềm năng sẵn có; Hàng công nghiệp nhẹ chế biến chế tạo như dệt may, giày dép, điện- điện tử với lợi thế về giá nhân công thấp; Hàng khoáng sản gồm than đá và dầu thô do thiên nhiên ưu đãi;... Tuy nhiên, việc xuất khẩu các mặt hàng này ngày càng gặp nhiều khó khăn vì nhiều yếu tố khách quan như môi trường, thời tiết, thời vụ, nhu cầu tiêu dùng thay đổi... Do vậy, bên cạnh việc phát huy những thế
mạnh và khắc phục những khó khăn này, chúng ta cần tập trung nâng cao giá trị gia tăng của những mặt hàng chủ lực sẵn có bằng cách giảm tỷ trọng và hạn chế dần việc xuất khẩu các mặt hàng thô như dầu khí, than đá, nông thuỷ sản sơ chế. Đầu tư công nghệ thích hợp cho các mặt hàng chế biến, chế tạo để thoả
mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng quốc tế.
Đối với các mặt hàng mang tính đặc trưng như hàng thủ công mỹ nghệđang
được khách hàng trên thế giới ưa chuộng thì cần tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như chính sách ưu đãi đặc biệt cho sản xuất và xuất khẩu vì đây còn mang ý nghĩa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và giới thiệu Việt Nam vơí bạn bè thế giới.
Trong tương lai, lợi thế về giá nhân công rẻ của nước ta sẽ ngày càng bị
giảm đi do nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, nhất là đối với các sản phẩm có hàm lượng lao động cao, vì thế cần đầu tư nghiên cứu để phát hiện, tìm ra
phần mềm vi tính, các thiết bị điện tử viễn thông, đo lường cao cấp... Những mặt hàng này thường ít bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và có vòng đời sản phẩm lâu dài để thay thế dần các mặt hàng kém hiệu quả.