Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Cần huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước đểđầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng...”
Để có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chúng ta cần phải đầu tư vốn và công nghệ cho quá trình sản xuất. Hiện nay, nguồn lực để đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam còn hạn chế trong khi đểđáp ứng cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực đòi hỏi một quy mô, công nghệ sản xuất lớn đòi hỏi rất nhiều vốn mà các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được. Điều nay dẫn đến cần phải có sự đầu tư từ bên ngoài, đó chính là đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia. Trong những năm trước mắt khi mà nguồn vốn tích luỹ nội bộ còn hạn hẹp thì đầu tư nước ngoài chiếm vị trí quan trọng. Thông qua
đầu tư trực tiếp của nước ngoài chúng ta tranh thủ được vốn, kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng thị trường ngoài nước, tiếp thu kinh nghiệm tiên
hiện có nhằm tạo việc làm cho người lao động, khai thác một phần những tiềm năng của đất nước để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
Hoạt động đầu tư nước ngoài đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của nước ta. Hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% sản lượng dầu thô, 44,8% sản lượng thép...
Trong thời gian vừa qua, khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho môi trường đầu tư của họ xấu đi sẽ đưa đến kết quả là quá trình phân bố lại chu chuyển vốn đầu tư trong khu vực và làm chậm lại quá trình tự do hoá thương mại đầu tư và tiền tệ trong khu vực các nước ASEAN. Đó cũng chính là cơ hội để Việt Nam có thể nhận thêm các nguồn
đầu tư mới, tranh thủ thời gian hội nhập nhanh hơn vào khu vực.
Nhà nước ta cũng đã và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật đầu tư
nước ngoài nhằm tạo ra một “sân chơi” thông thoáng, hấp dẫn, biình đẳng, thuận lợi cho các bạn hàng quốc tế tham gia đầu tư liên doanh liên kết.
1.4. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hàng xuất khẩu
Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có một khuôn khổ tổ chức có hiệu quả để giải quyết các lĩnh vực như thu thập thông tin, phân phối thông tin, tư vấn , tiếp thị... Ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp cũng là một tổ chức của Chính phủ xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm hiểu thị trường quốc tế, cung cấp thông tin vềđối tác và tư vấn khi doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng chủ lực gặp khó khăn
Bên cạnh đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp cũng tạo điều kiện giúp các doanh nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài tìm hiểu thị trường Việt Nam để họ tìm cơ hội đầu tư, buôn bán Thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giúp cho bộ phận doanh nghiệp này có cơ hội tiếp cận sâu hơn với thị
trường thế giới. Phòng cũng thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, hoặc phổ biến những kiến thức, thông tin về hoạt động mậu dịch quốc tế.
Chính phủ Việt nam cũng đã thành lập các ngân hàng chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về vốn như cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự
án sản xuất hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả cao , tạo việc làm cho người lao động và nhất là sản xuất mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
2. Thực trạng xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
2.1. Những tiền đề cơ bản cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chủ lực
a/ Vị trí địa lý
Về vị trí địa lý, nước ta là một nước Đông Nam Á, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình dương, khu vực được coi là “năng động”, có tầm chiến lược ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế thế giới. Việt nam lại nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Với vị trí thuận lợi như vậy tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế và trong sự hợp tác với các nước trong khối ASEAN, trong khu vực và trên thế giới một cách dễ dàng. Mặt khác, nó cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại nói chung, đặc biệt là hoạt
động xuất khẩu mặt hàng chủ lực.
Không những thế, Việt nam còn có biển chạy dọc chiều dài đất nước, nhất là từ Phan Thiết trở vào còn có cảng nước sâu, khí hậu tốt, không có sương mù , tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn quanh năm. Điều kiện này thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các nước.