Tới nay, hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã xuất sang hơn 40 quốc gia. Năm 2003, mặt hàng này được xuất vào hầu hết các thị trường chủ lực như
Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Hồng Kông, Đài Loan đều tăng khá.
Hiện nay, sức mua trên thị trường thế giới đang có dấu hiệu hồi phục. Công tác xúc tiến thương mại cũng được các doanh nghiệp triển khai tốt. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được các trang Web riêng để giới thiệu sản phẩm, cũng như tham gia nhiều hội chợ triển lãm trên thế giới. Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp thông qua việc thưởng xuất khẩu và hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm Định hướng sắp tới của Chính phủ là cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, triển khai Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/ 11/2000 “ Về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” tới tận các đơn vị cơ sở. Ngoài ra, cần tích cực hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng (đường xá, điện, nước, xử lý môi trường ô nhiễm, hỗ trợ chính sách về đào tạo lao động, ưu đãi thoả đáng với các nghệ nhân để góp phần phát triển làng nghề truyền thống...
2.4. Định hướng đối với các mặt hàng khoáng sản a/ Dầu thô
Hiện nay, kế hoạch xuất khẩu dầu thô năm 2003 chưa được quyết định chính thức, nhưng theo dự kiến chỉ tương đương với mức thực hiện năm 2002. Tuy nhiên, đây vẫn là một cố gắng lớn vì theo dự kiến của các chuyên gia thì giá dầu năm 2003 có khả năng thấp hơn giá dầu năm 2002.
Trong những năm tới, nếu dầu thô đưa vào chế biến trong nước thì lượng xuất khẩu sẽ giảm, ta tự chế biến để dùng trong nước là chính để
Đối với mặt hàng than đá, việc xuất khẩu ngày càng trở nên khó khăn hơn do vấn đề ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đây lại là loại tài nguyên không tái tạo được, vì vậy nên khai thác hạn chế để bảo vệ nguồn tài nguyên này cho tương lai.
3. Định hướng về thị trường xuất khẩu
Phương hướng chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Bên cạnh việc tích cực thâm nhập thị trường Hoa Kỳ
cần tăng cường xuất khẩu vào các thị trường châu Á và EU. Ngoài ra, cần tìm cách thâm nhập một số thị trường mới ở châu Phi và Trung Đông và một số nước EU mới.
3.1. Thị trường Hoa Kỳ
Theo dự báo, kinh tế Hoa Kỳ năm 2003 sẽ tăng trưởng khá hơn nhưng còn tùy thuộc vào động thái của Hoa Kỳ đối với Irắc và biến động giá dầu thô. Do hiệu ứng mở thị trường sẽ giảm dần nên xuất khẩu sang Hoa Kỳ
năm 2003 khó duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như năm nay, dự kiến kim ngạch đạt 3,05 tỷ, tăng 35-40%. Mức tăng tuyệt đối là khoảng 800-900 triệu USD (trong đó dự kiến dệt may sẽ tăng thêm 500-600 triệu USD, thủy sản tăng 130 triệu USD, giày dép 90 triệu USD và các mặt hàng khác khoảng 100 triệu USD).
Bên cạnh đó, cần xúc tiến nhanh việc thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm, tiếp tục tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp (nên theo chuyên ngành, có quy mô vừa phải) sang khảo sát, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, nhất là những doanh nghiệp mà kim ngạch xuất khẩu còn nhở nhưng có tiềm năng phát triển, tư vấn và giúp các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký thương hiệu cho hàng hóa và bảo vệ thương hiệu đó trên thị
trường Hoa Kỳ.
Dự báo triển vọng kinh tế Nhật Bản năm 2003 sẽ khá hơn và có thể có tăng trưởng dương 0,75 - 1,25%. Tuy nhiên, Nhật Bản đang có chủ trương giữ đồng Yên yếu hơn để hạn chế thiểu phát và đẩy mạnh xuất khẩu. Xu hướng này cần được theo dõi thận trọng bởi có thể tác động bất lợi đến xuất khẩu của ta.
Trong điều kiện đó, mục tiêu của năm 2003 là chặn lại xu hướng giảm sút và cần phấn đấu đạt tăng tưởng khoảng 7%. Ngành dệt may cần nỗ lực
đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản trong năm tới để giữ vững thị phần tại thị
trường này, khắc phục xu hướng chuyển dịch sang Hoa Kỳ như năm 2002. Các mặt hàng khác như thủy sản, than đá, hàng TCMN, sản phẩm gỗ, dây cáp điện cần phấn đấu duy trì được tốc độ tăng khá như năm nay.
Bên cạnh đó, cần xúc tiến việc đàm phán ký kết hiệp định mậu dịch tự
do với Nhật Bản và ủng hộ xu hướng liên kết Nhật Bản-ASEAN. Công tác xúc tiến cần được tăng cường, phát huy những mô hình như "Nhà Việt Nam" tại Tokyo để tiến tới thành lập Trung tâm Thương mại tại Nhật Bản, tổ chức nhiều đoàn chuyên ngành có quy mô trung bình sang khảo sát và tìm cơ hội kinh doanh với các địa phương lớn của Nhật. Dự án nâng cao năng lực kiểm dịch thực vật cũng cần sớm được phê duyệt và triển khai để tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản vào Nhật.
3.3. Thị trường Trung Quốc
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 8%, kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng trên 20%, thu hút FDI đạt hơn 50 tỷ USD tăng gần 15%. Dự báo kinh tế
Trung Quốc năm 2003 sẽ tăng trưởng ít nhất là 7,2%. Trong điều kiện đó, cần phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 10%-15% đối với thị trường này.
3.4. Thị trường EU
Dự báo triển vọng kinh tế EU năm 2003 sẽ khả quan hơn nhưng mức độ
kỹ thuật mới, kể cả đối với các sản phẩm thô và sản phẩm chế biến. Trong bối cảnh đó, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu vào EU là 10,5% (đã tính tới việc mở rộng EU). Với thị trường này, bên cạnh việc đàm phán tăng hạn ngạch dệt may, ta nên cố gắng liên kết với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu để đấu tranh với EU về các vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. EU đã ký thỏa thuận kết nạp thêm 10 nước thành viên mới. Sự kiện này sẽ tác động tích cực tới kinh tế và thương mại của những nước mới gia nhập. Do vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu vào EU "cũ", cần tăng cường xuất khẩu vào các nước thành viên mới, nhất là thị trường Ba Lan, Séc...
3.5. Thị trường ASEAN
Mặc dù có xu hướng phục hồi trong năm 2002 nhưng kinh tế của ASEAN dễ bị tổn thương do phụ thuộc nhiều vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, nền tảng tài chính chưa thật vững, lại gặp phải cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, kể cả về xuất khẩu lẫn đầu tư nước ngoài.
Để tăng xuất khẩu và giảm bớt áp lực nhập siêu đối với khu vực này, bên cạnh hai mặt hàng chủ lực là gạo và dầu thô, cần chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế AFTA mở ra từ năm 2003 để đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng như sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hàng may mặc, giày dép, thực phẩm chế biến. Các doanh nghiệp cần tích cực xin giấy chứng nhận xuất xứ from D để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang ASEAN. Riêng với Lào và Campuchia, cần tận dụng vị trí, địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng bách hóa tiêu dùng, phát triển hình thức vận tải quá cảnh.
3.6. Thị trường Trung Đông
Trung Đông là khu vực nhạy cảm nên nhìn chung xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị khu vực này trong thời gian tới. Trong thời gian trước mắt, ta cần tranh thủ giao hàng nhanh, gọn. Để hạn chế rủi ro, các
doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm chiến tranh đối với hàng hoá giao đến tận kho Irắc. Ngoài ra, cần đẩy mạnh thâm nhập các thị trường khác trong khu vực này thông qua thiết lập trung tâm thương mại Việt Nam tại Đubai hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức định kỳ.
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHẰM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG CÁC
MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
1. Nhóm giải pháp tổ chức nguồn hàng và cải biến cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu
1.1. Biện pháp xây dựng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong thời gian qua chúng ta đã tập trung vào xây dựng 13 mặt hàng xuất khẩu chủ lực như đã phân tích ở
trên.Trong những năm sắp tới, cần xây dựng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ
lực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Cần phát hiện sớm những mặt hàng có tiềm năng để ưu tiên phát triển nhằm thay thế cho những mặt hàng có nguy cơ giảm sút kim ngạch và sản lượng sản xuất và xuất khẩu.
Riêng đối với hàng công nghiệp chế biến, kể cả hàng điện tử, hàng cơ
khí cần tăng cường xuất khẩu vì nó không chỉ thu được ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhưng vấn đề cấp thiết là nâng cao trình độ công nghệ, hạ giá thành sản phẩm và tìm được thị trường tiêu thụ. Với xu thế tự do hoá thương mại, mở rộng quan hệ với các nước và hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định thì các hàng công nghiệp chế biến của ta cũng đang dần chiếm lĩnh và mở rộng thị trường trên thị
trường quốc tế.
số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng, tăng cường khâu chế biến sâu và tinh, tìm kiếm các loại thị trường dễ chấp nhận. Chẳng hạn, các mặt hàng như
gạo, cà phê không nên chạy theo số lượng mà phải chuyển đổi giống có chất lượng gạo cao, tăng cường trồng cà phê Arabica, đầu tư vào khâu chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong khu vực Trung Đông, các nước SNG.
Với mặt hàng thuỷ hải sản cần tăng khối lượng các mặt hàng có giá trị
cao và tăng cường chế biến tinh các sản phẩm ăn liền có khẩu vị đặc trưng và đi vào các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ...
1.2. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, các làng nghề truyền thống khẩu, các làng nghề truyền thống