b/ Vấn đề lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực
3.2. Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
diện mặt hàng, trái lại chính trên cơ sở đó mà việc lựa chọn phát triển hàng xuất khẩu chủ lực càng được thực hiện tốt hơn. Vấn đề là sự lựa chọn và phát triển hàng xuất khẩu chủ lực phải đảm bảo được sự “đa dạng hoá”. Bởi lẽ “sự đa dạng hoá” hàng xuất khẩu chủ lực góp phần khắc phục hiện tượng phát triển lệch lạc và bất lợi trong lĩnh vực xuất khẩu của các nước đang phát triển như Việt Nam.
Vấn đề đặt ra ở đây là: vậy thì mỗi nước cần bao nhiêu mặt hàng xuất khẩu chủ lực là vừa? Kinh nghiệm của các nước Đông Á nói chung và các nước cụ thể nói trên cho thấy mỗi nước nên tập trung ưu tiên cho việc phát triển từ 5-10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Số lượng mặt hàng chủ lực tuy không nhiều nhưng lớn về khối lượng và giá trị xuất khẩu; có ý nghĩa chiến lược, quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Với số lượng từ 5-10 mặt hàng như vậy vừa cho phép khắc phục tình trạng thị trường bất lợi cho mặt hàng này hay mặt hàng kia, vừa mở ra những khả năng tập trung phát triển quy mô lớn và có chiều sâu, kịp thời chớp lấy những thời cơ tốt của thị trường thế giới.
3.2. Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chủ lực
Cho đến nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia thường được coi là kết quả của sự nỗ lực cả từ phía Chính phủ lẫn giới kinh doanh. Ai có vai trò quan trọng hơn, giữa Chính phủ với những định hướng và chính sách can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, hay giới kinh doanh với những “vũ khí “ lợi hại là sự hiểu biết và khả năng vận dụng nhanh nhạy,
ứng biến có hiệu quả trước những biến đổi bất thường của kinh tế thị
đều thống nhất là sự thành công của một quốc gia có sự đóng góp quyết
định của Chính phủ.
Nhà nước thông qua nghiên cứu thị trường nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý mà lựa chọn, định hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực phù hợp với nguồn lực trong giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách , biện pháp phục vụ việc phát triển sản phẩm chủ lực.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là đánh giá thấp vai trò của giới kinh doanh. Giới kinh doanh chính là người cụ thể và chi tiết, hiện thực hoá sự lựa chọn sản phẩm xuất khẩu. Sự ganh đua, cạnh tranh, tìm tòi, sáng tạo
để phát triển sản phẩm và thị trường đưa lại lợi nhuận cho công ty và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia.