Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Xây dựng các mặt hàng xuát khẩu chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển.” docx (Trang 32 - 34)

Hiện nay, trong quan hệ kinh tế quốc tế ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi căn bản. Điều này thể hiện rất rõ trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Với phương châm mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế

quốc tế, khuyến khích mọi nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài đầu tư vào nước ta. Từ tháng 12 năm 1987, Chính phủ đã ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã tạo ra những điều kiện hấp dẫn thu hút nguồn vốn từ

nước ngoài với nhiều hình thức, tập trung cho việc khai thác các nguồn lực trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Bước đầu tạo nên một nguồn lực quan trọng để mở rộng quan hệ

kinh tế đối ngoại, hội nhập với thị trường thế giới, và tất cả các thành phần kinh tếđược khuyến khích tham gia vào sản xuất hàng xuất khẩu.

2.2. Xây dng mt hàng xut khu ch lc t 1991 đến naya/ Xây dng mt hàng xut khu ch lc giai đon 1991-1995 a/ Xây dng mt hàng xut khu ch lc giai đon 1991-1995

Vào những năm đầu của thập kỷ 90, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng xuất khẩu cao, bình quân khoảng 20%/năm. Lúc này, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu có sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng một chiến lược phát triển cho hoạt động các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hơn nữa, đây cũng là thời kỳ Việt Nam mới có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao có thể xếp vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, dầu thô, thuỷ sản, dệt may.

Trong giai đoạn này, Việt Nam mở rộng sản xuất lúa gạo bằng cách tăng diện tích canh tác và năng suất cây lúa, đặc biệt vụ lúa Hè-Thu và thứ đến là vụ Đông- Xuân, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất

chất lượng tốt(tỷ lệ tấm 5%- 10%) chiếm tới 42,3% tổng lượng xuất khẩu năm 1994 so với 0,3% của năm 1989.

Đối với dầu thô, chúng ta tăng cường nghiên cứu thăm dò và phân tích trữ lượng dầu tại các bể trầm tích có nhiều triển vọng như sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa ... Do vậy, sản lượng dầu thô khai thác năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ 1991-1995 tăng 282% (từ 2700 nghìn tấn vào năm 1991 lên 7620 nghìn tấn vào năm 1995).

Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và chế biến tăng 63,46% trong 5 năm từ 1991

đến 1995. Năng lực và quy mô sản xuất hàng may mặc và giày dép cũng tăng khá.

Về xuất khẩu, trước năm 1989, Việt nam chưa có dầu thô và gạo để xuất khẩu nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước chưa bao giờ vượt quá 1 tỷ

USD, thì đến năm 1989 chúng ta đã lần đầu tiên xuất 1,4 triệu tấn gạo và liên tục xuất khẩu gạo từ đó đến nay. Đặc biệt, năm 1991 dầu thô đã chính thức trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngành dầu khí cũng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sản lượng dầu thương phẩm ngày một tăng, thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô luôn đứng hàng

đầu trong các ngành kinh tế.. Bảng 3: Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 1991-1995 Đơn vị:% Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995 Thời kỳ 1991-1995 Nông, lâm, hải sản 52,3 49,2 50,8 50,0 46,3 48,2

Công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công nghiệp

14,3 13,7 15,1 16,7 28,4 21,4 Công nghiệp nặng và

khoáng sản

Nguồn: Tổng cục thống kê 1996, Báo cáo của Bộ thương mại năm 2000. Hướng xuất khẩu trong giai đoạn này là đẩy mạnh những mặt hàng có hàm lượng lao động cao để tận dụng nguồn nhân công dồi dào và rẻ như dệt may, giày dép. Xuất khẩu nông sản cũng được chú trọng. Lúc này Việt nam

đã nổi lên là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực một cách trầm trọng. Tiềm năng về sản xuất gạo của Việt nam đang được khơi dậy. Nếu như năm 1991, chúng ta mới xuất

được trên 1 triệu tấn gạo thì tới năm 1995 đã là trên 2 triệu tấn.

Trong giai đoạn 1991-1995, xu hướng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn tiếp tục tăng, cao nhất là năm 1992 chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu của cả nước do giá trị xuất khẩu của dầu thô lớn. Nhưng đến năm 1995, tỷ

trọng này giảm xuống còn 25,3% do sự lên ngôi của hàng dệt may, chế biến hải sản và giầy dép xuất khẩu.

Trong cơ cấu xuất khẩu mặt hàng chủ lực, hàng nông lâm hải sản có xu hướng giảm dần, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng dần, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp bắt đầu có sự thay đổi. Tuy nhiên, các mặt hàng chủ lực mà chúng ta xuất khẩu có tỷ trọng thô và sơ chế rất cao khoảng 85%.

Như vậy, kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn mở đầu để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp - giai đoạn để nền công nghiệp khởi động bằng lợi thế về địa lý và nhân lực...làm cho nền kinh tế

tăng trưởng theo hướng xuất khẩu. Trong giai đoạn này, chúng ta có 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: gạo, dầu thô, thuỷ sản, dệt may, cà phê, giày dép và cao su. Hàng chủ lực của Việt nam được xuất khẩu sang các thị

trường Nhật Bản, Mỹ, EU, Châu Á, Bắc Mỹ...

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Xây dựng các mặt hàng xuát khẩu chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển.” docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)