Giải pháp chuyển dịch cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Xây dựng các mặt hàng xuát khẩu chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển.” docx (Trang 78 - 79)

b/ Phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống

4.1.Giải pháp chuyển dịch cơ cấu thị trường

Yếu tố sống còn quyết định một loại hàng hoá có khả năng tồn tại và phát triển hay không đó là nó phải được thị trường chấp nhận. Vì vậy, vấn đề xây dựng cơ cấu thị trường thực chất cũng là một nội dung chính trong chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Mỗi loại thị trường đòi hỏi một loại mặt hàng nhất định, trái lại tuỳ theo khả năng sản xuất mà tìm thị trường để bán được nhiều hàng với giá cao nhất nhằm thu được lợi nhuận cao.

Về chính sách cơ cấu thị trường trong giai đoạn tới, trước hết phải rất coi trọng thị trường láng giềng và thị trường khu vực, trong đó chú ý tới thị

trường Trung quốc, thị trường các nước ASEAN vì đây là những thị trường gần ta, có quan hệ quen biết lâu đời, có thị hiếu và phương thức tiêu dùng tương đối giống ta. Đối với thị trường ASEAN, chúng ta tích cực và nghiêm chỉnh thực hiện AFTA, thực hiện CEPT theo lịch trình đã cam kết.

Loại thị trường cũng cần được ưu tiên nữa đó là thị trường các nước thuộc SNG và các nước Đông Âu là những bạn hàng lâu đời của ta. Trong

đó, cần quan tâm đặc biệt đến thị trường Nga vì đây là thị trường rộng lớn, dễ tính, có quan hệ lâu đời với ta, nhưng đã bỏ qua gần một thập niên vừa qua, nay đang có cơ hội nối lại nhất là khi thực hiện cam kết trả nợ 1,6 tỷ

USD trong vòng 23 năm, trong đó 90% món nợđược trả bằng hàng hoá. Chúng ta cũng cần coi trọng thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ vì đây là những thị trường có tiềm năng to lớn cả về nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp, có trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý cao, có nhiều

điều kiện cho ta tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ và tri thức quản lý.

Đây cũng là thị trường vừa tạo cơ hội, vừa đòi hỏi bức thiết để chúng ta đổi mới quản lý kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ tuỳ theo nhu cầu và khả năng của mình.

Để đạt được cơ cấu thị trường này, đương nhiên cần có chính sách thích hợp đưa hoạt động thương mại nước ta tham gia tích cực vào thị trường thế

giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Xây dựng các mặt hàng xuát khẩu chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển.” docx (Trang 78 - 79)