Mục tiêu của kế hoạch

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh an giang giai đoạn 2008-2010 (Trang 51 - 52)

12 được trích trong báo cáo hoạt động năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008 của Dương Đình Chương trưởng phòng tín dụng cá nhân – Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thươ ng Tín chi nhánh An Giang.

6.4.1.Mục tiêu của kế hoạch

Trong thời gian qua, ngân hàng đã có nhiều cải tiến cho sản phẩm góp chợ, với ban đầu chỉ hoạt động tại chợ nhỏ ở Đồng Tháp với quy mô vài hộ nhưng đây là bước tiến trong hoạt động góp chợ của Ngân hàng. Cùng với xu hướng hội nhập ngày nay, vấn đề giao thương diễn ra nhiều hơn, người dân có thêm kiến thức trong kinh doanh nên đã phát triển nhiều loại hình kinh doanh vừa và nhỏ, kèm theo đó là sự phát triển của các chợ đầu mối đến chợ kinh doanh chuyên mặt hang mở ra khắp nơi. Đây là điều kiện thuận lợi cho định hướng của Ngân hàng trở thành một trong nhiều ngân hàng bán lẻ - đa dạng - hiện đại tốt nhất Việt Nam, nói riêng là sản phẩm góp chợ phát triển nhất tại địa bàn thành phố Long Xuyên, nâng cao uy tín và thương hiệu của Ngân hàng trong khu vực miền Tây Nam Bộ.

Mục tiêu kinh doanh

Trước đây, Ngân hàng chú trọng hoạt động tại các chợ có quy mô lớn, với sức kinh doanh lớn nhưng không theo một loại hình kinh doanh cụ thể, làm sau mang lại lợi nhuận thật cao, ngân hàng ít quan tâm đến vấn đề tối đa hóa lợi nhuận (vừa kinh doanh có lời, vừa mang lại uy tín cao và tên tuổi trên địa bàn), vì hiện tại có nhiều ngân hàng và các quỹ tín dụng thấy được sự quan trọng của sản phẩm này đem lại, chẳng hạn như: Mỹ Xuyên, Đông Á, quỹ tín dụng Mỹ Hòa … Do đó, trong tình hình tới Ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện các vấn đề: Thứ nhất, nghiên cứu thị trường chợ trên địa bàn An Giang, các chợ mới trên địa có tiềm năng sẽ tiến hành tiếp thị và tư vấn các hộ kinh doanh về sản phẩm góp chợ.

Thứ hai, có thể thiết lập mục tiêu hoạt động trong 2008 cho các nhân viên góp chợ.

Mục tiêu Marketing

Với 3 năm đi vào hoạt động, chi nhánh có tuổi đời còn trẻ so với các ngân hàng khác trên địa bàn, do đó nhiều khách hàng còn chưa biết đến Sacombank là ngân hàng nào, nên về sản phẩm góp chợ càng không có thông tin. Chính vì thế, mục tiêu đầu tiên của Ngân Hàng trong năm 2008 nên tăng cường chương trình quảng cáo, nâng cao hiểu biết của khách hàng về Ngân hàng nói chung và sản phẩm góp chợ nói riêng. Kèm theo kinh nghiệm trong lĩnh vực góp chợ Ngân hàng cần mở rộng thị trường thêm, thông qua sự liên kết với ban quản lý chợ nhiều bằng các cuộc trao đổi và tư vấn về các lợi ích khi thực hiện loại hình này trong khu vực chợ.

Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.

Bảng 6.5 Dự kiến doanh số, doanh thu và thị phần của kế hoạch giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số cho vay (loại hình) 276 4.464 4.910 5.400 5.940 Doanh số thu nợ (loại hình) 43 2.559 2.815 3.100 3.400

Thị phần 23% 38% 42% 47% 51%

(Bắt đầu từ năm 2008 sẽ tăng 10% so với năm trước đó, số liệu đuợc làm tròn)

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh an giang giai đoạn 2008-2010 (Trang 51 - 52)