CHƯƠNG 6 TỆ HƠN CẢ HEO

Một phần của tài liệu Chanrithy him unknown (Trang 61 - 72)

TỆ HƠN CẢ HEO

The New York Times Ngày 9 tháng bảy 1975.

“Tội ác ở Cambodia…” Chỉ vài tuần sau khi phe Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh và sau khi hàng triệu người dân Cambodia ở thành thị bị cưỡng bách di dân bằng chân đến những vùng thôn quê hẻo lánh, tấm màn im lặng vẫn bao phủ lên toàn bộ sự kinh hoàng của những gì đang diễn ra – nhưng điều tệ hại nhất sắp xảy ra đã được đoán trước là cái chết vì nạn đói và bệnh tật.

Chẳng ai biết được đầy đủ về sự thống khổ và suy thoái sẽ tiếp theo sau. Người ta tin rằng có đến mười ngàn người đã gục ngã bên vệ đường, nạn nhân của sự đói khát, kiệt sức và bệnh tật, trong đó có bệnh dịch tả hiện đang lan rộng…

chơi tinh thần, một cách để buông đi các thử thách cảm xúc của chính tôi: Không thể tệ hơn nữa. Không thể tệ hơn nữa. Thế này là đủ. Chúng không thể làm gì hơn được nữa.

Trong tâm trí tôi những tiếng ấy trở thành vừa là một sự táo bạo vừa là niềm an ủi.

Cũng giống như khi chúng tôi bị lùa ép dẹp trong các toa xe lửa, bây giờ chúng tôi toả ra cũng lộn xộn như vậy. Hàng trăm người chúng tôi sải bước vào cánh đồng hoang vắng theo sau bọn Khmer Đỏ. Mang vác những đồ đạc tùy thân còn sót lại, chúng tôi nhọc nhằn lê bước theo sau họ. Trẻ con, các bà mẹ, các ông cha lớn tuổi cố vội vã vượt lên những người đi bên cạnh. Những đứa trẻ khóc ré lên vì liên tục bị kéo đi, cố theo kịp dòng người đang di chuyển. chúng tôi đi qua hết cánh đồng trơ trọi này rồi đến cánh đồng khác, kiệt sức nhưng chỉ hoạt động do thuần ý chí.

Khi chúng tôi bước vào một rừng cây xanh ngắt với các bụi cây um tùm, họ ra lệnh cho một số chúng tôi dừng. Phần còn lại của nhóm người tiếp tục đi xuống một lối đi hai bên sườn mọc đầy cây lớn và các bụi cây rậm rạp. Trong số những người đó, tôi không thấy ông bà, các cô và các anh chị em họ của tôi. Chúng tôi đã quá đói và sợ đến nỗi chúng tôi không còn có thì giờ để mà lo âu cho đại gia đình nữa. bây giờ thì chúng tôi tuỳ thuộc vào rất nhiều gia đình riêng của mình, và trên mặt mẹ tôi cũng như của các chị, tôi thấy hiện ra một nét sắc nhọn chưa từng thấy trước đây. Lúc này chúng tôi tạm núp gần một khóm cây leo dại quấn quít quanh nhiều cây to cho bóng mát.

Một người đàn ông mặc áo quần đen xuất hiện. Ông ta người cao, mảnh khảnh, làn da sậm, tóc cắt ngắn. Trông ông ta khá bảnh bao, khác với nhiều người nông dân Khmer Đỏ thấp, vạm vỡ mà chúng tôi đã từng gặp. Đứng trước chúng tôi, ông ta giải thích mình là một lãnh đạo của làng Daakpo. Ông ta vừa mở miệng nói, tôi đã chú ý đến giọng nói rất lạ của ông. Tôi chưa nghe ai nói với một giọng như vậy bao giờ nên điều này hầu như làm cho tôi bị chóng mặt.

“Mak, ông này sao nói giọng kỳ cục vậy?” không dừng được, tôi hỏi Mak trong khi tiếp tục vác đồ đạc đi tớ. Mak mỉm cười trả lời “Vùng này ở gần tỉnh Battambang, người ta nói như vậy, giọng rurdern (lè nhè)”. “Nghe buồn cười quá” , tôi vừa nói vừa cười nắc nẻ, mới biết rằng thực ra cũng có nhiều người Cambodia nói giọng lè nhè, ê a như vậy. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chúng tôi, tôi thấy khó mà tin rằng ông ta nghiêm túc được.

“Các đồng chí, đây là chỗ ở mới của các đồng chí”, người lãnh đạo làng tuyên bố, ông ta đứng dưới bóng cây cao mát.

Tôi giật mình, tôi hy vọng mình được đưa đến một nơi có chỗ trú ẩn, có lều hay giường để chúng tôi có thể nghỉ ngơi. Nhưng không có gì khác ngoài trừ cây cối, rừng dày. Có vẻ như chưa hề có ai từng ở đây. Xanh mướt và lặng lẽ, đây là thiên nhiên trong dạng nguyên thuỷ của nó. Cây là tường, bầu trời là mái nhà của chúng tôi.

“Các đồng chí, có một cái ao gần đây, ngay kia kìa” vị lãnh đạo vừa nói vừa đưa tay chỉ. Giọng nói của ông ta không còn làm cho tôi thấy thú vị nữa.

vài ngày sau, tre, lá cọ, dây thừng làm bằng vỏ cây cọ và những thân cây mới chặt được đem đến cho chúng tôi. Cây và bụi phải được phát quang cho thích hợp với việc dân số tăng lên đột ngột, hàng trăm người chúng tôi tích tụ về đây hay các làng quanh đó chỉ trong có vài ngày. Dân địa phương, nông dân,

hoặc “dân cũ” – những người gốc ở tỉnh này, và họ có được vị trí khá hơn nhờ sự kiện đó, xây dựng những bộ sườn lều, chỉ là cái sàn đơn giản dựng trên những cây cột ngắn, được thiết kế thành hai phòng bằng những thanh cọ. Mỗi phòng như thế, bằng kích thước một phòng chứa đồ nhỏ, dành cho một gia đình. Chúng tôi được chia một ngăn, bằng kích thước với hàng xóm bên kia vách ngăn, một gia đình bốn người. Còn phía chúng tôi, chúng tôi có chín người. Có phải đây là điều họ gọi là bình đẳng không?

Trong một thời gian ngắn, một cộng đồng gồm những túp lều như thế mọc lên giữa rừng rậm. Lều mọc lên như nấm gặp mưa. Ngôl làng thô sơ của chúng tôi là một phòng thí nghiệm xã hội, một cuộc thí nghiệm thô bạo để thử thách, để xem người ta có tồn tại được với lý thuyết ảo vọng của Khmer Đỏ không.

Chúng tôi được gọi tham dự cuộc mít tinh dành cho những “người mới”. Chúng tôi tụ tập nơi khoảng trống giữa các căn lều, dưới bóng râm toả rộng của khóm cây lớn. Người lãnh đạo làng ra lệnh cho chúng tôi phải rũ bỏ khỏi bất cứ thứ gì của “bọn đế quốc Mỹ”. Ông ta ra lệnh “Nó gồm đồng hồ, dây chuyền vàng, vòng đeo tay, nhẫn kim cương”. Tay ông ta chộp lấy một chiếc túi màu xám mà ông sẽ dùng để đựng các món đó, giống như một tu sĩ ra lệnh cho chúng tôi phải từ bỏ tội lỗi. “Những vật này là dơ bẩn. Angka rất ghét, các đồng chí không thể sở hữu nó. Trước đây các đồng chí có nó thì không sao, nhưng bây giờ thì Angka không muốn thấy các thứ đồ đồi truỵ đó. Angka muốn các đồng chí đưa chúng lại cho tôi” ông ta nhấn mạnh.

Sau khi nhận chỉ thị xong, chúng tôi trở về lều.Khi đã an toàn trong lều, Mak và các chị tôi nói chuyện với nhau thật nhỏ, thì thầm và nhíu mày. Họ không đồng ý về việc đem cho người lãnh đạo làng cái gì. Tôi thì núp dưới bóng râm nơi túp lều gần lều chúng tôi. Từ nơi tôi ngồi, tôi quan sát thấy người ta đưa những thứ họ cất giữ cho người lãnh đạo. Ông ta gật gật đầu cứ như thể ông ta là vua chúa vậy. Thì đúng là ông ta có quyền lực, ông ta kiểm sóat mọi chi tiết nhỏ nhất của đời sống chúng tôi.

“Mak, mình chỉ đưa cho ông ta cái đồng hồ của con thôi, đừng đưa tất cả mọi thứ!” Chị Chea nài nỉ, nắm lấy cánh tay mẹ tôi khi bà sắp sửa lấy cái túi nhỏ đựng nữ trang quý đưa cho người lãnh đạo.

Mak nhăn mặt, bà nhìn chị Chea rồi nói: “Vậy thì con đem đưa cho ông ta đi”.

Chị Chea vâng lời, thấy nhẹ nhõm vì chấm dứt được cuộc thảo luận nóng bỏng. Chị đành chịu mất cái đồng hồ. Thật ra bây giờ chị có đồng hồ hay không không còn quan trọng. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi phần lớn chúng tôi sẽ chết, và không còn quan trọng nữa trong việc chúng tôi đo lường, đếm lùi từng giờ trên cái đồng hồ đeo tay.

Bằng cách lấy đi đồng hồ của chúng tôi, bọn Khmer Đỏ đã thận trọng cướp đi những vết tích cuối cùng của mối liên lạc giữa chúng tôi với thế giới bên ngoài. Càng ngày bầu không khí ở trại này càng trở nên không thực. Người ta dồn thêm các lều áp sát vào nhau, tất cả đều ngập trong không khí nghi kỵ lẫn nhau. Chúng tôi thường xuyên lo lắng, tự hỏi không biết ai đang nghe lén mình. Truyền thống bị phá vỡ hàng ngày. Chúng tôi rất khó chịu khi thấy mình chỉ cách những nhà hàng xóm có con trai lớn ngồng bằng một bức vách mỏng manh. Trong quá khứ, các bậc ông bà hoặc cha mẹ phải phản đối cách bố trí chỗ ở mới như vậy vì lo rằng nó sẽ gây ra nhiều bất tiện. Nhưng Khmer Đỏ thì làm gì quan tâm đến những nghi thức rất tế nhị và lịch sự tối thiểu đó.

đám rau ít ỏi của chúng tôi trồng trên lối đi phía sau lều. Ở sát bên cạnh, người con trai lớn của nhà hàng xóm đang hì hục xới đất.

“Xem kìa!” chị Chea nói. Chị đang quan sát một cách ngạc nhiên khi thấy một cây bầu đang nở ra những bông hoa trắng xoá. “Hoa bầu có màu trắng ư?”

Người con trai cười “Mademoiselle, cô từ đâu đến vậy?”

Mademoiselle. Từ ngữ bộc lộ cái ưu thế được giấu kín của quá khứ. Chị Chea bật cười, vui sướng tìm ra nơi một người khác một dấu hiệu giáo dục.

“Parlez vous francais?” chị hỏi.

Khám phá này tạo ra một tình bạn tức khắc giữa họ. Nói cùng một ngôn ngữ, họ chia xẻ với nhau cùng một nền văn hoá. Dầu Khmer Đỏ có thể kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống chúng tôi, họ vẫn không thể xoá sạch được trí óc của chúng tôi, chùi sạch bong trí óc của chúng tôi như chùi một cái nồi đồng rỗng. Ở ngay giữa lòng cái sợ hãi hàng ngày, tại một ngôi làng dưới chế độ Khmer Đỏ, đây thật là một bí mật quý báu. Cho nên tôi lấy làm hãnh diện và vui sướng được làm chứng nhân.

Đời sống của chúng tôi teo lại dần. Ít tự do hơn. Mối liên lạc gia đình cũng giảm đi nhiều. Khẩu phần thực phẩm hao hụt dần, cũng như không gian sống của chúng tôi thu hẹp lại nơi túp lều nhỏ, thật sự là một cái chuồng, nơi cả gia đình tôi hiện đang ở. Khẩu phần gạo chỉ còn một phần năm so với những gì chúng tôi nhận được ở Year Piar, và vẫn tiếp tục giảm, chỉ có thể đong bằng lon sữa bò. Đến lúc này, số lượng rút từ vài lon lúa xuống đến mức chỉ đủ nấu cháo lỏng, mà chúng tôi phải thêm vào cám heo và muối. Tuần đầu khi đến đây, chúng tôi còn nhận được vài lạng thịt heo. Rồi giảm cho đến hết, cũng như muối thô, thoạt tiên chúng tôi được nhận vài thìa và cuối cùng là không có gì cả.

Nhưng ngay cả khi khẩu phần thực phẩm bị cắt, yêu cầu lao động của chúng tôi vẫn giữ nguyên như cũ. Chúng tôi phải làm việc nhiều giờ liền trong rừng để trồng những cánh đồng khoai lang và cây ngọc giá. Cứ mỗi buổi sáng, một tên chỉ điểm Khmer Đỏ còn trẻ đi qua làng chúng tôi, rống lên tin xấu “Dậy! Dậy đi làm việc!” Nằm trong lều, chúng tôi nghe thấy tiếng kêu chói tai ấy khi nó tiến tới gần. Tôi cố nhắm mắt, ước chi cả tai của tôi nữa cũng khép lại được. Nhưng nếu bạn không nhúc nhích, có khi hắn còn thò mặt vào trong lều của mình luôn. Nó chỉ mới mười hai, mười ba tuổi nhưng nó mang cái quyền lực đáng sợ của Khmer Đỏ.

Có lần tôi nghe tiếng một phụ nữ lớn tuổi – vốn đẹp và bảnh bao trước khi bị nạn thiếu dinh dưỡng và lao động đồng áng huỷ hoại – đã chửi nhỏ sau lưng tên này. Bà ta mang biệt danh “Bà nội hai ký” từ trọng lượng số đất mà bà có thể mang nổi mỗi khi lao động. Và sáng sớm hôm đó, tôi nghe tiếng bà ta thì thầm càu nhàu một cách độc địa “Mày là đứa sẽ bị bom đánh chết đấy. Tao chưa ngủ đủ giấc, thế mà mày đã đánh thức tao dậy. Mày mà còn trở lại nữa, tao sẽ ném đá vào đầu mày đấy”.

Từ nhà bên cạnh, tôi nghe tiếng người hàng xóm già bật cười sau vách “Thôi bà nội hai ký ơi, đừng có lắm lời thế” ông ta nói nhỏ “Cẩn thận đấy, đừng cố tỏ ra can đảm làm gì”.

Sự thiếu dinh dưỡng bắt đầu gây tác hại lên mọi người. Làn da một thời bóng láng và mái tóc đen mướt của Mak bây giờ cho thấy những dấu hiệu của sự đói khát. Mắt bà sưng lên, tóc bà dễ gẫy và thô, còn làn da phủ lên cánh tay và gò má thì giống như một tấm khăn trải giường mỏng và lỏng lẻo, như thể cơ bắp của

Mak bị ăn mất từ bên trong vậy. Thân thể gầy gò vì đói của bà đã phản ánh tình trạng còn lại của những người chúng tôi như thế nào.

Khi Khmer Đỏ đang rút cuộc sống ra khỏi chúng tôi thì chúng tôi cũng vừa cạn hồ nước – thật ra đây chỉ là một cái ao nhỏ mọc đầy tảo và cỏ nước. Ngoài ra còn đỉêm thêm đủ thứ côn trùng, trầm tích và rác rưởi. Nước hôi mùi bùn, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có, cái hồ khác gần nhất cũng cách chúng tôi nhiều dặm đường. Vì thế chúng tôi đành phải uống, uống cho thật nhanh để khỏi thấy mùi hôi. Dân làng này hành động như thể một chiếc vòi voi khổng lồ hút ngay cả thứ nước hôi hám để làm dịu cơn khát đã. Thêm vào đó, chúng tôi còn dùng nước hồ này để giặt giũ, tắm rửa, rửa nồi niêu chén bát. Những người không chút hiểu biết tối thiểu nào về vệ sinh đã đổ luôn cả nước bẩn lẫn xà phòng bên bờ hồ. Một số nước thấm vào đất sét, số còn lại chảy ngược xuống hồ.

Thế là chẳng bao lâu chúng tôi có thêm một người hàng xóm mới. Thần chết đã đến cư trú tại đây, như một người khách ác tâm không được ai hoan nghênh. Chỉ trong vài tháng, bệnh dịch bắt đầu chạm tay vào những dân cư mới. Bệnh tật mang nhiều dạng, bò vào đời sống chúng tôi một cách lặng lẽ, lén lút. Giống như các người lớn và trẻ em khác, mỗi sáng tôi đều ngồi chồm hỗm trước lều nhằm hứng lấy tia sáng mặt trời đầu tiên, cố gắng để sưởi ấm thân thể mình, cái thân thể hiện giờ đang bị hành hạ bởi những cơn lạnh lúc có lúc không kỳ lạ. Lắc lư người lui tới, cơn lạnh của tôi dịu đi dưới tia nắng mặt trời, nó như bàn tay lắc lư làm tôi thiếp đi trong tư thế ngủ ngồi. Vài tiếng đồng hồ sau, thân thể của tôi chuyển từ chỗ ấm dần thành nóng bỏng. Tôi bước loạng choạng lên lều, chỉ trèo mấy bậc thang, người tôi đã ướt đầm mồ hôi. Rồi những cơn đau nhức xuất hiện từ chân cho đến đầu. Tôi mê man và rối loạn, cuối cùng mệt lả và đói cồn cào, sau đó tôi lấy lại được tri giác.

Cứ thế tình trạng đó xảy ra hàng ngày, chẳng ai hiểu tôi bị bệnh gì. Nhưng tình trạng đó có vẻ không được khá lên, càng ngày tôi càng bị sốt nóng và lạnh dữ hơn. Tôi bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê. Một cách mơ màng, tôi vẫn còn biết được cái gì đang xảy ra cho mình, tuy nhiên tôi chỉ có thể lắng nghe và quan sát như một kẻ ngoại cuộc, chứ không thể điều khiển được lời nói cứ như nhào ra khỏi miệng. Thật là kỳ cục khi ý thức được rằng mình đang làm những điều vô nghĩa. Lạ lùng thay, tôi bắt đầu gào lớn, nài nỉ, đòi hỏi xin thức ăn “Cho một bát cơm với cá chiên trộn me!” – tôi gào lên như thế.

Quanh tôi có tiếng thì thào “Đó là thức ăn mà cha nó đòi đấy!” Và họ cho là hồn ma của cha tôi đã chiếm lấy

Một phần của tài liệu Chanrithy him unknown (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)