ĐÁM CƯỚI TẬP THỂ VÀ MỐI TÌNH BỊ CẤM

Một phần của tài liệu Chanrithy him unknown (Trang 143 - 147)

CHƯƠNG 11 LỜI HỨA

ĐÁM CƯỚI TẬP THỂ VÀ MỐI TÌNH BỊ CẤM

Vừa khi được ra khỏi trại thì anh Than cũng trở về nhà, quá muộn để chào vĩnh biệt chị Chea. Dù anh chấn động khi nghe tin chị chết, anh không có vẻ buồn lắm. Hoặc có thể anh đã tê liệt như chị Ry lúc Avy chết. Anh không chảy nước mắt hay có lẽ con trai có cách đau buồn khác với con gái.

Vào tuổi 15, anh Than đã được gửi đi nhiều nơi, nhiều đến nỗi tôi không thể nhớ nổi nữa. Có lúc tôi quên mất là tôi từng có một người anh trai. Khi anh về, tôi ngạc nhiên thấy anh, và tôi cũng nhẹ nhõm biết rằng anh vẫn còn sống.

Vào tuổi 13, con người trưởng thành mới nhú ra trong tôi đã nhận ra rằng Cambodia là một quốc gia chứa những người chết đang sống. Chung quanh tôi toàn là những con người lao động quá độ, đói khát và suy dinh dưỡng. Cái chết tràn lan, như một cơn bệnh dịch đổ xuống khắp làng xóm. Thế mà Angka chẳng hề quan tâm, chẳng làm gì để ngăn chặn nạn dịch này. Trong ba năm cuối trong cuộc đời tôi kể từ khi Khmer Đỏ nắm quyền, tôi đã mất đi một nửa gia đình, Pa, Vin, Avy, Mak và chị Chea. Cái chết giống như lá mùa thu, chỉ cần một cơn gió thoảng nhẹ chạm vào là sẵn sàng rơi xuống. Tôi tự hỏi không biết ai trong gia đình mình sẽ là nạn nhân tiếp theo đây.

Vì dân số đang thu nhỏ lại và có tin đồn rằng quân đội Việt Nam đang tiến vào Cambodia, Angka mới thức tỉnh. Trong các cuộc họp, Khmer Đỏ nhấn mạnh đến việc chamren pracheachun, nhu cầu tăng dân số cho Angka. Họ nhấn mạnh thanh niên phải lập gia đình và phải ở lại làng để hoàn thành mục tiêu này. Người nào vẫn còn độc thân sẽ được gởi lên tuyến trước, ra mặt trận.

Một chiều nắng chói, chị Ra trở về sau một cuộc họp bắt buộc. Đứng trước cửa, chị vẫy tay rối rít cho chị Ry, anh Than và tôi khi chúng tôi đang ngồi nhổ cỏ trước lều. Mặt chị sợ hãi và bối rối. Leo lên lều, tôi đã chuẩn bị cho điều xấu nhất.

Chị Ra nói "Chị phải kết hôn…Chị không muốn đến trại lao động…Chị không muốn chết…"

Kết hôn? Tôi chóang váng. Đột nhiên mọi người như rút sâu vào những suy nghĩ riêng của mình, lặng lẽ. Chị Ry, anh Than và tôi không nói một lời, đưa mắt nhìn chị Ra. Lúc đó mặt chị chỉ còn một màu trắng nhợt. "Chị không muốn đi. Chị không muốn đi lao động" chị thốt lên "Chị không muốn chết, các em hãy hiểu cho chị, chị đã suýt chết nhiều lần rồi"

Trông chị thật là hoảng hốt. Chị sắp kết hôn với một ai đó, thế mà chị sợ hãi và bộ mặt của chúng tôi phản chiếu sự sợ hãi của chị. Chị bảo chúng tôi chị cần quyết định gấp vì Angka sẽ tổ chức ngay một đám cưới tập thể cho những ai ủng hộ việc gia tăng dân số.

"Nếu chị còn ở trong làng, chị sẽ có cơ hội sống sót, chị cũng có thể giúp đỡ, săn sóc các em, nhất là bây giờ chị Chea đã chết rồi".

"Nhưng chị sắp lấy ai vậy?" Chị Ry hỏi.

"Một người đàn ông địa phương" chị Ra buồn bã nói, mắt chị bộc lộ cái nhu cầu gay go là được chúng tôi đồng ý.

"Điều này thì tùy thuộc vào chị thôi" anh Than nói, không dứt khóat lắm. Chị Ry thì thì thầm một tiếng "ừ" nho nhỏ. Còn tôi, tôi giữ riêng suy nghĩ của tôi cho chính mình.

Tôi còn nhớ lần cuối cùng chị Ra chạm trán với cái chết và tôi có thể hiểu tại sao chị không muốn bị gởi đi đến trại lao động nào nữa. Chuyện này xảy ra khi tôi đang đi làm công việc đuổi chim ăn lúa còn chị Ra thì làm việc tại một trại gần khu 3. Chị cùng với các bạn bè, vì quá đói, nên đi liều sang vùng khác để tìm thức ăn. Họ bị bắt và bị buộc tội làm gián điệp cho Việt Nam. Họ bị dẫn đến một nhà giam đông đúc và bẩn thỉu, ở đó họ bị thẩm vấn và tra tấn. Nhưng thật may, người trưởng đoàn đến báo cáo họ bị lạc đường và đến lãnh họ ra.

*

Hai ngày sau là đến lễ cưới của chị Ra. Chị bảo tôi theo chị đến lễ cưới, được tổ chức ở làng Poi-Kdurg. Tôi bồn chồn và lo lắng cho chị. Tôi hy vọng người chị lấy không đến nỗi ích kỷ và thô bạo.

Trời nắng chói chang. Chúng tôi che đầu bằng khăn rằn, mặc đồng phục xám đen với quần vải bị co rút lại, lên quá mặt cá.

Chúng tôi bước vội vã, chân trần, trên những con đường đất bụi, không trao đổi với nhau một lời nào. Tôi hy vọng chúng tôi không đến trễ, vì chúng tôi đâu có đồng hồ. Chúng tôi dừng lại nơi một vựa lúa cũ, nơi hai cán bộ đứng ngoài cửa, cổ choàng khăn màu trắng đỏ. Súng đeo vai, họ đứng yên, nghiêm trang. Chị Ra và tôi liếc mắt nhìn họ trong khi nhiều người đàn ông và đàn bà trong đồng phục màu đen bước vào bên trong vựa lúa. Cuối cùng chị Ra lấy hết can đảm hỏi một người phụ nữ đang sắp sửa bước vào. Bà ta cho biết đây chính là địa điểm tổ chức lễ cưới tập thể.

Bên trong vựa lúa tối om. Tôi nắm lấy áo chị Ra, đi theo phía sau chị như một đứa trẻ bị mù. Bên phía tay phải tôi, những bóng người đen thui, đứng sắp hàng thành dãy dài. Tôi choáng ngợp bởi cảnh tượng có nhiều người đến như vậy. Có đến hàng trăm. Chẳng lẽ tất cả họ đều đến để kết hôn hết cả sao?

"Mọi người lắng nghe gọi tên mình" một giọng đàn ông nghiêm nghị cất lên.

Họ bắt đầu gọi tên. Tôi chỉ thấy ngang qua vựa những bóng đen đứng dậy rồi khuất dần trong bóng tối. Mắt tôi dần dần quen với ánh sáng mặt trời xuyên qua kẽ vách hở như thể tôi cần nó để sống được.

"Athy, mình đi", chị Ra gọi nhỏ, tay đập nhẹ lên vai tôi. Tôi đứng lên, lê bước theo chị Ra, lòng đột nhiên cảm thấy lo lắng.

Ở ngay giữa vựa, chị Ra đứng, tôi ở bên cạnh. Trước chúng tôi là những sáu bóng đen của đàn ông. Cán bộ? Tâm trí tôi nhảy dựng lên khi trông thấy họ. Sao có quá nhiều cán bộ ở đây vậy?

Tay của những người này đang cầm súng, một tay dưới báng, tay kia đỡ lấy nòng súng. Họ tự xếp theo hình dạng một kim tự tháp. Rồi bất thình lình một bóng người đàn ông nhô lên từ phía bên tay trái của tôi. Anh ta đến đứng bên cạnh tôi. Thế là bây giờ tôi đứng giữa anh ta và chị Ra.

Chị Ra bèn nói nhỏ "Athy, đứng lui ra, đứng phía sau chị ấy" "Đồng chí Ra và đồng chí Na" một giọng nói bật lên.

Trước khi tôi nghe hết câu, hai cán bộ đứng phía trước đã quay người, đối diện với nhau, giương súng lên. "Khẩu súng sẽ là quan toà khi các đồng chí phản bội nhau hay vi phạm điều luật của Angka".

Trí óc tôi đông cứng lại. Điều tiếp theo mà tôi biết được là chị Ra đến nhà của "chồng" chị, một căn nhà gỗ được dựng trên cột, có cầu thang và hàng rào bao quanh. Phía trước sân, hàng bí leo phủ khắp hàng rào

mắt cáo. Những ngọn lá xanh rộng chụm vào nhau lẫn vào đó là những nụ hoa vàng tươi. Cạnh dàn mắt cáo là những luống khoai sọ và ớt. Mọi thứ trông được chăm bón cẩn thận. Cách sống của những người ở đây xem ra vẫn nguyên vẹn, không giống như chúng tôi.

Bên trong, sàn nhà có màu gỗ sồi. Láng mướt, sạch sẽ, không có một hạt bụi. Ván sàn được xếp khít chặt vào nhau, rất khéo. Ở đây cũng đẹp gần bằng nhà của Kong Houng, dù nhỏ hơn nhiều. Tôi nhìn vách tường gỗ. Phòng này vẫn rộng hơn lều của chúng tôi, ít ra là gấp hai. Một giọng phụ nữ vang ra từ phòng bên cạnh "Mày muốn lấy thì cứ lấy, lấy hết đi!" Giọng nói già, thô và cáu kỉnh.

Tiếng bước chân làm rung mặt sàn gỗ, Na, chồng chị Ra, xuất hiện, tay ôm ba cái gối. Na cao bằng chị Ra, nếu so sánh với một số người đàn ông khác trong làng, trông anh vừa vặn với chiếc cằm nhô ra. Anh trông khoẻ khoắn và lành mạnh. Khác với những gì tôi đã tưởng tượng – xấu xí và gầy trơ xương. Anh ít nói và có vẻ dễ thương. Vì vậy bây giờ tôi cảm thấy dễ chịu, không còn thấy lo âu cho chị Ra như trước đây. "Đây này" anh nói, giọng anh nhỏ nhẹ, mắt anh nhìn chị Ra. Chị Ra đưa tay đón lấy, mắt nhìn xuống gối. Gối có bọc đàng hoàng? Tôi mở tròn mắt. Tôi chưa bao giờ thấy một cái gối kể từ khi gia đình tôi phải rời khỏi làng Year Piar.

Chị Ra đặt một chiếc gối gần cửa trước và đặt một cái khác ở gần đó. Còn cái thứ ba thì chị đặt xa ra, giữa căn phòng, gần phòng nơi phát ra tiếng bà già.

"Đó là gối của anh", chị chỉ vào chiếc gối ở giữa nhà. Rồui chị nằm xuống trên chiếc gối ở gần cửa ra vào, lưng quay vê chúng tôi.

Tôi đứng đó, bối rối liếc nhìn anh ta. Anh chẳng nói gì. Tôi bèn nằm xuống bên cạnh chị Ra, quay mặt vào lưng chị.

Thế là chị Ra đem tôi theo ngủ với chị trong nhiều đêm liền. Phần lớn thời gian chị ở đây chị không để ý đến anh Na. Khi anh nói với chị, chị gắt gỏng, tức giận. Anh bối rối, chán nản.

Sau đó phần lớn thời gian chị ở cùng nhà với chị Ry, anh Than, Map và tôi. Đôi khi chị còn đem từ nhà Na thức ăn về cho chúng tôi. Cơm và khoai. Dù không nhiều nhưng tôi cũng mừng. Dường như chị cố gắng đóng vai trò người mẹ vì chị Chea đã chết. Nhưng tôi lại sợ rằng chị đặt mình vào tình thế nguy hiểm bởi vì chị có bổn phận với Angka là ở với Na. Khi chị ở nhà suốt đêm với chúng tôi, tôi lại nhớ câu nói nghiêm khắc của người đàn ông trong vựa lúa tối đen.

"khẩu súng sẽ là quan toà khi các đồng chí phản bội nhau hay vi phạm luật của Angka".

Một hôm chị Ra và tôi trở về nhà Na.Khi bước lên thang chúng tôi chợt nghe tiếng rống giận dữ cất lên từ một giọng nói lè nhè "Vợ con kiểu gì vậy? Không bây giờ ở nhà với chồng? Cứ đến rồi đi tuỳ ý vậy hả?" Chúng tôi nhìn lui, bên cạnh giàn bí leo là mẹ của Na, một người đàn bà thấp, tóc xám, giận dữ. Chị Ra trông đau lòng, tiếp tục bước lên thang, chị thở dài thườn thượt như đang cố trút bỏ lời trách móc.

Tôi bước lên theo, nhìn sau lưng chị, tôi thấy chị đã thay đổi biết chừng nào. Giận dữ, thù hận. Nhưng dù cho chị như thế, Na vẫn không bao giờ lớn tiếng với chị. Khuôn mặt anh chỉ biểu lộ niềm thất vọng chứ không giận dữ.

Nhìn thái độ căm ghét của chị Ra đối với Na, tôi khó nghĩ rằng Angka sẽ thành công trong mục tiêu gia tăng dân số của mình. Một cuộc hôn nhân được tổ chức theo một cách hung bạo như vậy sẽ không bao giờ ra

hoa kết trái. Mặc dù còn nhỏ, tôi cũng có thể hình dung ra rằng các em bé sẽ không thể sinh ra được bởi những người đàn ông và đàn bà chỉ còn xương với da, những người mà hình thức bên ngoài nhắc cho ta nhớ đến những người chết đang sống. Nhiều tháng trước, Angka có thể tiết kiệm được một đứa bé cùng với cha mẹ của nó. Thay vì vậy, Angka đã giết chết họ.

*

Trời đã gần trưa, có lẽ vào tháng 11 năm 1975, khi Mak, các anh chị tôi và tôi cùng với hàng trăm người khác đến một nơi gần bệnh viện Preahnethe Preah. Đây là một khoảng đất rộng, chung quanh có cây cối to lớn che bớt nắng mặt trời. Đàn ông, đàn bà, trẻ em tụ tập nơi đây để chứng kiến cuộc xử án hai người mà theo Angka bảo, tội của họ là yêu nhau mà không được Angka cho phép. Như vậy họ là kẻ thù của tất cả chúng ta. "Khi Angka bắt được kẻ thù", một lãnh tụ đã tuyên bố trong cuộc họp bắt buộc trước đó, "thì Angka không giữ chúng, Angka sẽ huỷ diệt chúng".

Lần lượt, từng đứa trẻ được chọn trong đám đông để đứng sát hai cây cột để chúng có thể thấy Angka sẽ làm gì. Trông như chúng tôi có vẻ sắp được xem một vở kịch, một buổi trình diễn giải trí.

Phía bên tay phải của hai cái cột là ba chiếc bàn gỗ kê sát mép vào nhau làm thành một cái bàn dài. Sau bàn là các cán bộ Khmer Đỏ mặc đồ đen, tuổi chừng bốn mươi đến năm mươi, những người tôi chưa từng thấy bao giờ. Cổ họ, như thường lệ, quấn khăn sọc đỏ và trắng, hoặc xanh và trắng phủ ra ngoài áo. Họ được các cán bộ khác đeo súng trường đứng phía sau bảo vệ kỹ lưỡng. Mặt của các cán bộ bảo vệ rất nghiêm nghị, họ đứng yên, thẳng tắp như các cây cột kia. Một vài cán bộ Khmer Đỏ ngồi ở bàn nói chuyện nho nhỏ với nhau, đến lúc đó tôi mới nhận thấy có mấy cái mai, cuốc và xẻng dựng dựa vào cây cột chôn rất chắc trên đất.

Một chiếc xe một mã lực dừng lại. Hai người cán bộ rảo bước lại cạnh xe. Một người đàn ông bị bịt mắt, tay trói quặt ra sau lưng, được hướng dẫn bước ra khỏi xe. Sau lưng anh là một người phụ nữ cũng bị bịt mắt được một cán bộ khác giúp bước ra. Tay của cô cũng bị trói sau lưng. Bụng cô nhô ra. Lập tức cô bị trói vào cái cột gần chiếc xe. Người ta trói cánh tay trước, rồi đến mắt cá, bằng một sợi dây to cỡ bằng nửa cổ tay tôi.

Một phụ nữ trong đám đông thì thào, giọng hoảng hốt "Trời ơi, cô ấy đang có bầu!" Cánh tay của những đàn ông bị bịt mắt cũng bị buộc vào cột. Anh bình tĩnh đứng thẳng khi người ta buộc dây quanh mắt cá trói vào chân cột. Mặc quần dài và áo sơ mi bằng vải flanen, cánh tay áo xắn lên khuỷu, trông anh có vẻ thông minh, có học. Anh người cao. Dáng người anh cho thấy anh là một trong số "dân thành thị". Giống như anh, người phụ nữ có thai trông lịch sự, có văn hoá từ cách ăn mặc. Trông cô khá điềm tĩnh. Chiếc áo sơ mi tay ngắn để lộ hai cánh tay nhẵn nhụi, không chai sần. Khuôn mặt một thời thanh lịch của cô cho thấy cô có một cuộc sống thật tốt đẹp trước đây.

Mỗi người cán bộ Khmer Đỏ ngồi ở bàn lần lượt đứng dậy phát biểu. Giọng họ dữ dằn, đầy thù hận khi họ kết tội cặp tình nhân "Những đồng chí này đã phản bôi Angka. Chúng đã đưa ra một ví dụ xấu. Vì thế chúng phải bị loại trừ. Angka phải xoá đi loại người như thế này".

bàn, nhặt cái cuốc lên, thử sức nặng của nó. Rồi hắn để cuốc xuống, nhấc một cái mai dài màu bạc lên, huơ huơ để thử sức nặng của nó. Xong hắn bước tới chỗ người đàn ông bị bịt mắt.

"Cúi đầu mày xuống!" hắn ra lệnh, rồi nhấc cái mai lên cao.

Người đàn ông vâng lời, cúi đầu xuống. Người Khmer Đỏ đánh xuống gáy anh nhiều lần. Thân hình anh sụm, đầu gối khuỵu xuống, một âm thanh nghèn nghẹn phát ra khỏi miệng. Người yêu của anh quay đầu đi chỗ khác. Kẻ hành quyết lại nện xuống gáy nữa. Thân thể anh bây giờ rũ ra. Kẻ hành quyết bèn chạy sang chỗ người phụ nữ mang thai "Bây giờ tới phiên mày cúi đầu xuống!"

Cô cúi đầu xuống. Chiếc mai giáng mạnh xuống gáy cô. Thân thể cô vặn đi. Không một âm thanh nào phát ra từ miệng cô. Chỉ cần hai cú đánh là cô đã chết. Kẻ hành hình bước đi, đưa tay chùi mồ hôi trên trán. Đột

Một phần của tài liệu Chanrithy him unknown (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)