CUỘC DI DÂN
Chúng tôi tới làng Sala Krao thì gặp một vụ khác đang chấn động dân chúng. Chúng tôi, cùng vừa khoảng mười lăm gia đình đi tìm chỗ trú ẩn an toàn, nhập vào một đám người gồm đàn ông, đàn bà dang giận dữ nhìn về phía ba người đàn ông tay bị trói quặt ra sau lưng. Kèm bên họ là hai người đàn ông mặc quần áo dân thường và hai người bộ đội Việt Nam trong đồng phục màu xanh lục thẫm và nón sắt. Đây là hai trong số bộ đội Việt Nam chúng tôi từng gặp, mặc dù người ta bảo rằng có nhiều bộ đội đóng tại phía bên phải con đường.
"Chúng là Khmer Đỏ" một người đàn ông trong đám đông kêu lên "Chúng mặc thường phục như vậy để xâm nhập vào làng này đấy".
Tâm trí tôi như bị khoá lại, không nhận ra thêm bất cứ tin tức nào nữa. Giọng người đàn ông vẫn đều đều. Tôi không còn nghe nữa. Cơn đau giật nhức nhối của chiếc răng khôn bị sâu bỗng trở lại. Cơn đau làm suy mòn luôn chút sức lực còn lại trong tôi khi đến Sala Krao. May mắn thay, trên đường đi cùng với các gia đình tị nạn, chúng tôi nhận ra anh Than, chị Ry và Phally, vốn là người giúp việc trước đây của Leng hồi còn ở Phnom Penh. Khi Khmer Đỏ tấn công làng Chhnoel, họ thu xếp chạy về phía nam, rồi họ đi theo các gia đình khác cho đến khi tình cờ chúng tôi lại đoàn tụ. Anh Than và chị Ry mang giúp tôi bao đồ thực phẩm, gánh nặng này đã làm tôi chậm bước nhiều lần. Bây giờ, mặc dù không còn mang vác gì nữa, tôi bước đi vẫn còn thấy khó khăn.
rễ cây nhô ra ngoài.
Thân thể tôi đòi nằm xuống nghỉ, nên rất vui mừng trước tấm vải đợi sẵn. Nhưng một tiếng nổ lớn vang vọng. Một ánh lửa sáng loà. Đất rung chuyển. Tôi cảm thấy nóng nực. "Mak ơi, giúp con…" tôi nghe thấy mình kêu lên một tiếng kêu dài.
"Nhảy xuống nước, nhảy xuống nước đi, nhanh lên".
"Mak ơi, cứu con…" Vào lúc ấy tôi tưởng rằng mình đã chết, nhưng tôi nhận ra mình đang nằm soãi ra và thấm ướt. Nước bùn chảy vào miệng và tai tôi. Tôi vùng vẫy, cố đứng dậy. Một tiếng nói ra lệnh "Đừng nhỏm dậy, Athy". Tôi cảm thấy có một bàn tay đè lên vai tôi. Tôi mở mắt ra và thấy chị Ry đang nằm bên cạnh. Hóa ra chúng tôi đang nằm dưới một cái ao! Tôi không hiểu nổi…
Đột nhiên có tiếng em bé khóc ré, và chỉ đến lúc đó tôi mới hiểu ra rằng chúng tôi đang bị Khmer Đỏ tấn công lại. Lúc này là ban đêm, một đêm trăng sáng. Nhiều cái đầu mờ mờ rải rác đó đây trên mặt nước. Chị của đứa bé, có lẽ được ba tuổi, cũng khóc – tiếng mẹ nó thì thào "Đừng khóc, nếu Khmer Đỏ nghe thấy, chúng sẽ giết con đó. Nín đi!" Đứa bé gái nín khóc, đưa mắt nhìn mẹ nó. Cha nó chậm chậm lội đến gần nó. Một tiếng súng khác bắn đi từ phía xa, tạo nên một tiếng động lớn trong đêm. Bây giờ thì tôi biết đó là loại súng gì – đó là súng chống xe tăng bắn đạn hoải tiễn. Sau vài giây nó đập vào cành của chính cái cây chúng tôi đang nấp ở đấy, làm lá cây vụt bốc cháy.Đột nhiên một tiếng nổ khác phát ra từ phía những người bộ đội Việt Nam, khiến chúng tôi hoảng hốt gào lên tìm chỗ núp. "Thật đúng lúc. Thế mà tôi cứ tưởng họ chết hết rồi chứ", tiếng một người đàn ông thở phào.
Tiếng súng từ phía Khmer Đỏ ngừng lại. Một lát sau lại tiếp tục, nhưng rồi ngừng sau hai loạt pháo liên tục từ phía Việt Nam. Sau đợt thứa ba, đêm trở lại hoàn toàn yên tĩnh. Tôi nhẹ nhõm, thầm cám ơn bộ đội Việt Nam đã có mặt ở đây đêm nay để chống lại Khmer Đỏ.
Đến sáng tôi thức giấc bởi nghe nhiều giọng nói. Một người lính Việt Nam mặc đồng phục màu xanh thẫm, đội nón sắt đang bước nhanh trên đường với một cái xách trông giống như cái cặp da trên tay. Đi cùng ông ta là hai cô gái, có lẽ tám và mười tuổi. Họ đến chỗ chúng tôi. Hai cô gái đứng cạnh ông ta, cô gái trẻ hơn ngắm nghía chúng tôi. Người lính nói tiếng Việt, cô gái lớn nhìn ông ta, lắng nghe. Rồi cô dịch lại cho chúng tôi "Ông ta muốn đến xem thử mọi người co bị thương ở đâu không".
Rồi người lính lần lượt lấy từng mảnh đạn pháo nhỏ xíu cắm vào lưng, mặt, tay chúng tôi ra. Đêm nay một người đàn ông tóc bạc trắng mà anh Than quen biết cho chúng tôi ở nhờ nơi căn nhà gỗ của ông chừng nào chúng tôi muốn. Ông nói, ở đó an toàn hơn. Chúng tôi lễ phép gọi ông là Om, ông chú. Nếu như Khmer Đỏ lại tấn công, hàng cây và con đường sẽ che chở cho chúng tôi khỏi bị trúng đạn trực tiếp. Căn nhà dựng trên cột gỗ lớnó có ban công rộng bốn phía. Phía trước là một câu thang xây bằng xi măng, bậc thang gỗ và sàn nhà. Chúng tôi nhẹ người khi có được chỗ này để trú ngụ.
Sáng hôm sau có hai người lính đến thăm chúng tôi. Hai người này chắc phải là anh em, họ có cùng chiều cao, chừng hơn một mét sáu mươi lăm, tóc đen dày, da nâu sậm. Trông họ khoẻ khoắn, mạnh mẽ và duyên dáng, nhất là khi cười. Họ đưa mắt liếc vội chị Ra, đứng dậy đi vào ngồi xuống khu nấu nướng. Ở tuổi hai mươi tràn trề sinh lực, sự nhọc nhằn đã không cướp đi nổi vẻ đẹp của chị. Dáng thon thả, vẻ mặt thanh, mái tóc dài khiến chị trông quyến rũ, đẹp hơn bất cứ người phụ nữ nào tôi từng gặp. Trong tất cả chúng tôi,
chị cũng là người khoẻ mạnh nhất.
Một trong hai người lính cầm lên một chiếc xô bằng kim loại và hỏi tôi bằng một thứ tiếng Cambodia vỡ vụn "Cái này gọi là gì vậy?"
Tôi chầm chậm nói với anh cái từ một âm tiết chỉ cái xô. Anh cố gắng nói theo, nhưng nói không đúng. Nhăn răng ra cười, anh lập lại từ đó. Tôi bắt đầu. Anh cố lần nữa nhưng vẫn nói sai. Khi tôi nói từ đó nhanh hơn, tôi nghe tiếng dội sai lạc từ miệng anh ta vọng lại. Giống như mình nói từ "cow" rồi nghe dội lại bằng từ "cook".
Tên anh ta là Tranh. Anh biết ít tiếng Cambodia hơn người kia, Minh, người thường xuyên đưa mắt liếc chị Ra. Sau khi học được ít tiếng Cambodia, Minh và Tranh kể cho chúng tôi nghe về Việt Nam, về đới son của họ ở đó. Về khiêu vũ, âm nhạc. Rồi đột nhiên Tranh vụt chạy đi, biến mất trên đường làng.
"Rồi cậy ấy sẽ trở lại ngay thôi", Minh bảo chúng tôi, miệng mỉm cười.
Liền đó Tranh xuất hiện với một người lính khác, miệng cười bẽn lẽn. Minh đứng dậy, đưa cái xô kim loại cho người lính, rồi nói với anh ta điều gì đó bằng tiếng Việt. Đứng đối diện chỉ cách nhau vài tấc, Minh và Tranh cười tươi rói, rồi gật đầu về phía người lính kia.
Nghe họ ra hiệu, người lính này bèn bắt đầu gõ vào hai bên chiếc xô bằng sắt, tạo ra một âm thanh nhỏ, đều, rền như chuông. Miệng anh ta mấp máy rồi hát lên một bài hát trữ tình rất hay bằng tiếng Việt. Trước khi tôi kịp hiểu, thì thân hình Minh và Tranh đã uốn éo nhịp nhàng, cong người về phía trước và uốn người lui, mềm dẻo như hai cây tre uốn mình theo nhịp của cơn gió. Tay họ cũng múa, đưa theo những chuỷên động vòng tròn. Họ cười vang. Tôi cũng thấy vui lây.
*
Hàng người bất tận bước trên con đường uốn lượn phía trước nhà Om. Đứng nơi ngã ba đường, chúng tôi quan sát những người đàn ông, đàn bà chân trần bước qua. Một số bồng em bé nơi tay. Số khác mang hàng bó nồi niêu, soong chảo và chăn màn bằng đòn gánh hoặc đội lên đầu. Một vài người còn chiếc xe đạp cũ kỹ thì chất chăn chiếu và thực phẩm lên đó. Trẻ em lớn hơn một chút thì dắt đi, tay được mẹ hay chị nắm chặt.
Om hỏi một người đàn ông gầy về nơi ông ta định đến. "Chúng tôi không còn muốn ở lại Cambodia nữa". Ông ta nói cương quyết "Đời sống ở đây quá khó nhọc. Chúng tôi cũng không biết đi đâu, chúng tôi chỉ muốn rời bỏ xứ sở này".
Trong ba ngày tiếp đó, Sla Krao từ sáng đến chiều là cửa ngõ cho cuộc di dân. Sau này chúng tôi mới biết, điểm đến của họ là một trại tị nạn nằm trên biên giới giữa Cambodia và Thái Lan.
Chị Ry, Phally và tôi quen với một phụ nữ địa phương tên là Art. chúng tôi gọi bà là dì Art, một người phụ nữ mảnh khảnh, dễ mến với cặp mắt đen đẹp, tuổi có lẽ chừng ngoài ba mươi. Dì có một đứa con nhỏ, nhà dì là một căn nhà gỗ nhỏ, nằm cách nhà Om chừng nửa dặm. Trong nhà treo đầy thúng đánh cá, soong nồi, rổ rây gạo và vỉ nướng bánh trên vách. Vỉ nướng bánh!
Trở về nhà Om, tôi kiểm tra lại chiếc cối đá dùng để nghiền gạo thành bột, và còn dùng vào các việc khác nữa. Sau đó đến tối, tôi bàn với chị Ra, Ry và anh Than ý tưởng của tôi về việc làm bánh nướng để đổi lấy
gạo với người trong làng. Tôi bảo họ, khách hàng cũng chính là những người dân đi ngang qua làng Sala Krao. Người đi đường đói sẽ phải mua thức ăn. Mục đích của tôi là sống bằng số gạo dư ra như thế chúng tôi khỏi phải trồng lúa. Chị Ra nói khó mà bán được vì người ở đây không bán thứ gì cả. Anh Than thì không nghĩ rằng người ta sẽ mua bánh của tôi, cho nên anh bảo sẽ phí chỗ gạo dùng để đầu tư vào việc làm bánh mà thôi.
Không giống chị Ra và anh Than, chị Ry cho rằng tôi phải thử mới biết được. Được sự hỗ trợ của chị, tôi ngâm nước sẵn chừng bốn ký gạo để ngày mai xay thành bột. Rạng sáng tôi thức dậy, vo lại gạo và rửa cái cối đá, xong nghiền gạo thành bột. Chừng một tiếng đồng hồ thì xong. Tôi bèn trộn bột với nước đường cọ đen sì, với muối và nước. Tôi nghĩ, thêm trứng và nước dừa vào nữa, bánh này hẳn ngon không kém gì loại bánh chúng tôi ăn hồi còn ở Phnom Penh, nhưng ngay cả thế này thì cũng vẫn ngon rồi.
Nơi ngã ba đường cái, dưới bóng mát của hàng cây lớn, tôi chọn một địa điểm gần nơi giao lộ có nhiều người qua lại. Đặt nồi đựng bột xuống đất, rồi đào một cái hố, xong đặt ba viên đá bên mép hố để đỡ chiếc vỉ sắt.
Chị Ry mang cho tôi củi, vỉ nướng bánh mượn của dì Art, đĩa dẹt, nĩa, một mảnh gỗ thông từ nhà Om để nhen lửa. Map thì xách cho tôi một cái xô rỗng và một thùng đựng sữa cũng rỗng. Sửa soạn xong, tôi bắt đầu làm bánh.
Chị Ry, Map và chính tôi là khách hàng đầu tiên của tôi. Chúng tôi ăn hai cái bánh đầu tiên khi chúng dính vào vỉ sắt, giòn tan. Tôi đưa một miếng vào miệng. Map nôn nả nhặt các miếng vỡ lên và ăn ngay trước khi tôi cho nó ăn. Chị Ry thì nhắp môi, suy nghĩ.
"Athy ơi, bánh không được ngọt lắm", chị đưa mắt nhìn tôi, nghĩ ngợi.
"Em biết", tôi nói, nhăn răng cười, sung sướng vì cuối cùng đã nghe chị bình luận. Thật ra đó là vì tôi không muốn tốn quá nhiều đường trong trường hợp chúng tôi không bán được và cuối cùng phải ăn hết cả sản phẩm của mình.
Chị Ry cười nói, vừa lắc đầu "Cái con bé này. Được rồi, chị sẽ về lấy thêm nhiều đường nữa". Tôi cũng cười "Đó chính là điều mà em định nhờ chị làm".
Dần dần, đám trẻ trong làng Sala Krao kéo đến nhìn chúng tôi. Chúng đứng nhìn thèm thuồng trong khi tôi bóc từng chiếc bánh ra khỏi vỉ.
Chị Ry bảo chúng "Nào, đi lấy gạo đi. Bảo với mẹ là tụi em muốn ăn bánh nướng." Chị cười bẽn lẽn và vẫy tay bảo bọn chúng đi. Chị cười vì đã nói như vậy.
"Một lon gạo," tôi nói thêm, nhặt cái lon sắt trong xô không đưa lên cho chúng xem, "thì đổi được hai cái bánh này". Tôi chỉ vào các chiếc bánh nướng trong dĩa. Chị Ry nhéo tôi, cười rúc rích. Map thấy vậy cũng cười theo.
Bột bánh hết nhanh hơn là tôi tưởng. Xách về một xô gạo khá nặng – cả vốn lẫn lời của chúng tôi – tôi đùa với chị Ry về công việc của ngày hôm nay. Chị Ry trêu tôi, lập đi lập lại lời bình luận của khách hàng. Tôi thì đóng cả vai khách hàng lẫn vai của tôi, nói như là đang đóng kịch. Map cũng cười, ngước mắt nhìn hai người chị khùng điên của nó, trong khi chúng tôi rúc ra rúc rích như các cô học trò nhỏ ngày nào.
*
Tiệm bánh nhỏ xíu của chúng tôi kéo theo cả một cái chợ dã chiến. Nơi ngã ba đường dưới bóng cây, người dân làng Sala Krao và các làng khác kéo đến tham gia vào việc mua bán, đổi chác. Họ mang đu đủ, dừa, bí, cá sống, cả thúng mủng, bất cứ cái gì dùng được để đổi lấy gạo. Nhiều người khác cũng dựng lên chỗ bán bánh để cạnh tranh với chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải đỏi qua làm và bán bún.
Cái chợ này mở rộng hơn, lan từ chỗ ngã ba đường vào tận một căn nhà gỗ lớn. Trong hai tháng, với dòng người đi qua, đột nhiên thực phẩm, mọi thức khác được trao đổi bằng những miếng vàng nhỏ hai mươi bốn ca ra cắt ra từ dây chuyền, vòng tay, nhẫn…một thứ tiền tệ nhẹ, dễ mang hơn gạo nhiều.
Tôi ngạc nhiên thấy người ta vẫn còn nữ trang. Nhìn lại, tôi nhớ cái lúc người trưởng làng ở Daakpo bảo chúng tôi trao hết nữ trang của mình cho Angka. Ông ta bảo rằng chúng tôi thật xấu khi sở hữu những vật có liên hệ đến "bọn đế quốc Mỹ", thế mà bây giờ nó lại giúp người ta mua được cái ăn.
Cũng như với bánh nướng, những người khác cũng bắt đầu làm bún, cạnh tranh khách hàng với chúng tôi. Chẳng bao lâu chúng tôi đã thấy tác động của sự cạnh tranh này và chỉ còn bán được cầm hơi.
Chị Ra, anh Than, chị Ry và tôi bàn luận về sự sống còn trong tương lai, cách để sinh sống. Sau khi nói chuyện với những người từ Kompong Cham, chị Ra, anh Than, chị Ry và Phally quyết định đi cùng họ đến biên giới để mua hàng từ các nhà buôn Thái rồi mang về bán ở Sala Krao.
Một hôm, sau khi mấy người họ đã rời khỏi nơi đây, chúng tôi quyết định nghỉ bán, cũng vì ngày hôm trước chúng tôi bán chẳng được bao nhiêu. Tạm thời trút bỏ gánh nặng buôn bán khỏi vai, tôi bèn chơi nhảy dây dưới hàng cây trước của nhà Om.
Lát sau có một con bé trạc tuổi tôi – mười ba – đến và xin cho nó chơi. Tôi vui vẻ đồng ý. Chúng tôi chơi nhảy dây thi. Tôi thắng, thế là tôi được nhảy trước, tôi vừa nhảy vừa mỉm cười. Trông như tôi đang nghỉ xả hơi sau một lớp học dài buổi sáng. Rồi đến phiên con bé nhảy, tôi thích thú nhìn nó.
Bỗng mẹ nó gọi nó đi. Trong khi tôi đang tiếp tục nhảy dây một mình thì nó trở lại. Nó phấn khích nói rằng nó và mẹ nó sắp đi mua thức ăn gần Thái Lan rồi mang trở lại đây. Nó hỏi tôi có muốn đi cùng không. Tôi hỏi nó mất bao lâu thì đến được cái chợ ở gần Thái Lan.
Mẹ nó nói "Ồ, không xa lắm đâu, và trước khi cháu nhận ra thì cháu đã về đến đây rồi. Một đứa trẻ như cháu thì có thể mang được bốn hộp mì ăn liền. Kiếm được lời nhiều đấy. Cháu có muốn đi không? Bác sẽ