BÂY GIỜ TÔI ĐÃ BIẾT CÂU TRẢ LỜ

Một phần của tài liệu Chanrithy him unknown (Trang 103 - 119)

CHƯƠNG 8 KHI CÚ KÊU

BÂY GIỜ TÔI ĐÃ BIẾT CÂU TRẢ LỜ

Dưới chế độ Khmer Đỏ, sự sum họp gia đình là một điều vô cùng quý giá nhưng ngắn ngủi, xuất hiện đột ngột như một cơn mưa rào mùa hạ làm khí hậu dịu đi, rồi chấm dứt cũng mau chóng như vậy. Sau Phnom Srais, trẻ em được gởi trả về làng để cùng làm việc với người lớn ở đây, phần lớn là với mẹ, phát rừng, nhổ cỏ dại để trồng khoai lang. Nơi làm việc ở xa độ hai hay ba dặm. Nhưng ít nhất chúng tôi cũng còn được sống với gia đình. Chúng tôi lại rơi vào những công việc vặt dễ chịu, như đi nhặt lá để nấu với gạo và muối, hoặc kiếm củi, lấy nước. Nhớ lại hồi ở Phnom Penh, chúng tôi cũng làm việc nhà mà không suy nghĩ gì, thỉnh thoảng nói chuyện với nhau một cách tình cờ, như chị Chea nói về bài thi môn sử hay những chương trình dự định với bạn bè. Bây giờ thì chúng tôi làm những nhiệm vụ hàng ngày phần lớn trong im lặng, chìm đắm vào những ý tưởng riêng tư và sợ phải nhìn quá xa vào tương lai của mình. Ban đêm tôi nằm trên sàn

nhà trong lều và cố thu lại những cảm xúc của những người tôi yêu quý gắn chặt vào nhau dưới một mái nhà. Quanh tôi là âm thanh nhè nhẹ của những hơi thở ban đêm, một bản hoà tấu của dế, ve và ếch nhái. Tôi khoá chặt những thứ ấy vào trong tâm trí như một nơi cất giữ an toàn.

Vài tuần sau, chị Chea và Ra ra đi. Hai chị được đưa đến một trại lao động khác. Ngày Khmer Đỏ tập trung nhóm người để đưa họ đi, tôi lê bước ra nhìn theo họ. Tôi đã biết sợ những lời chia biệt, bởi vì đi theo đó là nỗi sợ hãi rằng tôi sẽ không bao giờ thấy lại họ nữa. Khi những người này đứng vào hàng, tôi xúc động thấy dì Rin cũng đứng trong hàng. Dì Rin đẹp đẽ của tôi, mắt ứa lệ, thân hình gầy nhom và mệt nhọc. Tôi chỉ có thể gọi tên dì. Dì quay đi, cố đương đầu với nỗi đau của mình, dì nhạy cảm đến mức dì không thể đối diện với một cuộc chia tay thêm một lần nữa. Tôi để mặc dì, chỉ cầu nguyện cho dì lấy lại được sức mạnh và can đảm để chiến đấu và sống sót.

Chỉ vài phút sau, hàng người bắt đầu di chuyển. Trước khi họ rời nơi đây, tôi muốn nói lời từ biệt với dì Rin. Tôi cũng muốn chạy theo và ôm chặt lấy chị Chea và chị Ra, hay ít nhất cũng nắm tay họ lần cuối cùng, ít nhất thì cũng gọi được tên họ, nhưng lưỡi tôi cứng ngắc. Chỉ có đôi mắt là hoạt động. Tôi tìm dì Rin, nhìn theo dì cho đến khi chỉ còn thấy đôi chân của dì bước đều, dì đã khuất sau những người đi trước và đi sau dì. Chị Chea và chị Ra cũng trôi ra khỏi mắt tôi như thế.

Gia đình tôi tụ rồi tan như thuỷ triều. Chỉ sau một cái vẫy tay, chị Chea và chị Ra đã đi khuất, nhưng anh Than lại trở về từ một trại lao động khác làm Mak nhẹ nhõm. Rồi chị Ry tìm được chỗ trú ẩn trong một bệnh viện Preahnethe Preah bằng cách giả vờ ốm. Đó chẳng qua là một mẹo lừa của chị. Bằng cách ở lại phía sau, chị tránh khỏi cái chết có thể xảy ra vì lao động kiệt sức, nhưng chị phải đủ khôn ngoan để tránh bệnh kiết lỵ do vi trùng amip, hiện đang lan tràn trong các bệnh nhân ở bệnh viện. Phần còn lại của gia đình, Mak, Avy, Map và tôi, phải tồn tại theo cách riêng của mình, đó là làm việc trong rừng vì chúng tôi không thuộc vào nhóm tuổi phải làm việc trong các trại lao động. Anh Than thì làm những gì mà các người lãnh đạo trong làng bảo anh phải làm, cày ruộng hay phát rừng vì lực lượng nam giới dự trữ hụt đi rất nhiều. Những ngày ấy, chúng tôi phát cây nhỏ, nhổ cỏ nơi cánh đồng chung quanh có cây lớn bao bọc, trong đó có một cây xoài mọc hoang. Vào giờ ăn trưa, dưới bóng mát xum xuê của hàng cây – trong khi các cán bộ Khmer Đỏ ngồi với nhau, cách xa chỗ chúng tôi – Mak và những người phụ nữ khác nói về thời xa xưa. Vừa ăn cháo gạo nấu với lá và muối, họ nói chuyện về các món ăn ưa thích thời trước. Nói về những gì mình không thể có, nghe ra như một cách hành hạ độc ác, nhưng họ lại nói chuyện rất thoải mái.

Khẩu phần ăn lại hạ xuống mức thấp nhất. Bệnh phù thủng cũng lan rộng. Thân hình em Avy sưng phù lên, mắt thì gần như là nhắm tịt. Chĩa lên giữa hai mí mắt nó là hàng lông mi dài. Tóc nó khô cứng và xoăn. Da nó nhợt nhạt, sưng phồng lên vì bọng nước như sẵn sàng bật xuyên qua làn da mỏng. Tất cả chúng tôi đều bị phù, nhưng không đến nỗi tệ như Avỵ Đây hẳn là một trường hợp hiếm hoi do nạn đói gây nên. Nó được miễn lao động cực nhọc, nhưng thân thể nó vẫn không chịu nổi, và thua cuộc.

Để phụ thêm vào phần ăn nhỏ nhoi của chúng tôi, anh Than lén ra ngoài đánh cá. Chỉ mới 13, lớn hơn tôi hai tuổi, có vẻ như anh đã đảm nhiệm vai trò của một người đàn ông trưởng thành, chủ của gia đình. Ban đêm, anh đi bộ rất xa ra đến chỗ hồ, nơi anh đặt sẵn lưới cá,cắm vào chỗ nước cạn và khuất, không ai nhìn thấy được hay đánh cắp mất lưới. Có một đêm anh mang về cả chục con cá, mỗi con to cỡ chiếc muỗng ăn

súp. Mak bèn bảo chị Ry – chị thường trở về từ bệnh viện vào ban đêm thăm chúng tôi – đi rửa cá. Tôi dội nước cho anh Than rửa bùn bám vào đôi chân gầy của anh. Mak thì đi gom củi. Chúng tôi đã không hề ăn cá hay thức ăn thực sự nào khác trong nhiều tuần, không kể thỉnh thoảng vài con cóc, nhái, nòng nọc, dế, hoặc rắn mối nhỏ kiếm được trong rừng.

Cá đã nướng xong, màu nâu vàng, nhăn nheo, xếp thành hàng trên chiếc đĩa đặt trước anh Than. Anh đưa cho Mak vài con, Map được hai, Avy một, chị Ry một và tôi cũng được một con. Tôi thưởng thức hương vị cá, tôi cắn một miếng nhỏ, thận trọng như tôi liếm que kem lạnh. Anh Than cũng ăn chậm, miệng anh bận kể lại chuyến đi ra hồ của anh.

Mak nhìn anh, hãnh diện vì đứa con trai của mình. Avy thì đã ăn xong phần con các của nó, nó đưa tay ra, cặp mắt sưng phù van xin, nó ngắt lời “Anh Than, cho em một con cá nhỏ nữa nhé?”

Than hơi bị mất tập trung nhưng anh vẫn tiếp tục kể về chuyến phiêu lưu của mình. Tôi chú ý đến sự kiên nhẫn của Avy, nhất là khả năng kiềm chế cơn đói của nó. Tôi không thể nhớ lần cuối cùng ngồi quây quần và nghe một trong chúng tôi nói là khi nào.

“Anh Than, anh cho em một con cá nhé?” Avy nài nỉ, bàn tay nó đưa ra phía trước.

anh Than bực bội bẻ nửa con cá, lẩm bẩm “Nó ăn mọi thứ, ăn bất cứ cái gì. Kiến nó cũng ăn, cho nên mặt nó bây giờ như thế đó”. Anh nói, giọng bực tức “Con bảo nó đừng ăn, nhưng nó ngoan cố. Nó không chịu nghe”. Anh nhìn Mak như muốn bà đồng tình với mình.

Mak dịu dàng đề nghị “Con đừng giận, p’yoon. Nó đói mà con”.

Anh Than đưa mắt nhìn Avy rồi bật ra “Đồ lì lợm!” anh ném nửa khúc cá về phía nó, khúc cá rơi qua kẽ hở trên sàn nhà, rớt xuống dưới. Avy bèn nhảy theo, nó chạy ra khỏi lều, đầu quay qua quay lại, đưa mắt háo hức tìm khúc cá. Tôi không sao hiểu được điều anh đã làm, tại sao anh lại hung bạo như vậy. Tất cả chúng tôi đều bàng hoàng. Thế mà anh vẫn giận điên lên, người run rẩy, không vì lý do gì hơn là sự thiếu tôn trọng nhẹ nhàng của đứa em gái nhỏ đang chết đói của anh. Mặt anh bừng bừng giận dữ khi chúng tôi chăm chú nhìn.

Cuối cùng Mak nói “Sao con lại làm vậy, koon?”

Avy khóc thảm thiết. Chị Ry và tôi giúp nó tìm lại miếng cá bị rớt xuống dưới gầm nhà. Chúng tôi nhẹ nhàng nhấc từng thanh củi nơi đống củi chỗ khúc cá rớt xuống. Tìm ra được rồi, nó tuyệt vọng thổi bụi bám vào khúc cá đi. Nó ăn, vẫn khóc và run rẩy, như thể việc mất và tìm được miếng cá này tạo ra sự khác biệt giữa cái sống và chết. Ăn hết miếng cá xong, người nó mới thư giãn. Đôi chân nó, giờ đã thay đổi hình dạng, sưng vù, méo mó đến kỳ quặc, chậm rãi mang nó trở lên lều lại. Nó không nói gì, hình như chấp nhận hoàn cảnh và cách người ta đối xử với nó.

Bây giờ anh Than im lặng, chúng tôi cảm thấy anh ăn năn qua sự im lặng đó. Đêm nay mang đến cho chúng tôi một niềm vui ngắn ngủi, rồi tiếp theo đó là nỗi buồn. Thật đau đớn để nhận thức rằng Khmer Đỏ đã đẽo gọt con người chúng tôi, làm cho tính tình chúng tôi dễ cáu gắt và cơn đói của chúng tôi trở nên sắc nhọn hơn. Chúng dẫn chúng tôi đến điểm làm cho chúng tôi trở thành độc ác hơn với nhau như người ta đã từng độc ác với chúng tôi.

càng trầm trọng hơn, chất nước từ các kẽ nứt rỉ ra. Nó đi chậm chạp như một con rùa, thân thể nó cứng đờ lại vì chất nước không ngừng sinh ra dưới lớp da mỏng, trắng xanh của nó. Một ngày nọ khi tôi và Mak từ rừng trở về lều thì nó đã đi mất, chị Ry mang nó lên bệnh viện Preahneth Preah. Tại đây nó có được phần ăn, tuy không nhiều nhưng có còn hơn không. Nó sẽ chết tại đó, tôi sợ như vậy. Tôi chưa từng biết ai đến đó mà trở về. Theo chỗ chúng tôi biết, nơi đó chẳng hề có thuốc men, vậy mà chúng tôi vẫn gởi nó đến đó, đến cái bệnh viện thô sơ này, bẩn thỉu và không hề có hệ thống y tế vệ sinh, đầy ruồi nhặng bu vào mắt bệnh nhân, còn người bệnh thì nằm la liệt trên sàn nhà, giữa những chiếc giường đôi cũ kỹ. Dẫu sao cũng có chị Ry ở đó để chăm sóc nó.

Thời gian trôi qua. Đã một tháng kể từ khi Avy rời nhà đến bệnh viện. Ở nhà, chúng tôi cũng có cuộc chiến của riêng mình. Mak, Map và tôi cũng bị nhiễm bệnh phù. Anh Than thì lại được gởi đến một nơi nào đó để lao động, nhưng tôi cũng không còn sức để nghĩ tới anh. Cái đói đã làm mờ trí óc của tôi quá nhiều, đến nỗi không còn lo cho ai được nữa. Mỗi ngày tôi chỉ đủ sức giữ đủ năng lượng cho trái tim mình đập.

Rồi chị Ry trở về Daakpo. Mắt chị trống rỗng, bụng chị nhô ra vì bệnh. Với vẻ mệt nhọc của một bà lão, chị Ry 15 tuổi của tôi gục xuống trên sàn nhà. Mắt chị ráo hoảnh, mặt chị buồn và đầy cảm giác tội lỗi khi chị kể cho chúng tôi nghe về cái chết của Avy. Thều thào, chị giải thích “Đêm qua con đã thấy sự thay đổi nơi thân thể của Avy. Hàm nó nghiến chặt, thân thể cứng đờ. Con thắc mắc, nhưng không hiểu tại sao nó lại ra như vậy. Sáng nay con thức dậy và nhìn nó. Nó đã hoàn toàn thay đổi, cứng đờ, rất gầy. Bệnh phù của nó đã hết. Rồi khi con nhìn vào chân nó, con thấy kiến bu nơi kẽ các ngón chân. Chất nước sền sệt đã rỉ ra qua những chỗ nứt của da. Con ngắm nhìn khuôn mặt trơ xương của nó và muốn khóc, nhưng con không khóc được. Con không hiểu được. Con cũng không khóc được khi nhân viên bệnh viện đem nó đi chôn. Có lẽ vì con đã thấy quá nhiều cái chết”.

Mak không khóc, bà chỉ đưa mắt đăm đăm nhìn xuống chị Ry. Map thì nhìn lên mẹ, nó còn quá trẻ không thể nói gì được và còn quá nhỏ để hiểu được cái chết. Lắng nghe chị Ry mô tả về cái chết của Avy, tôi bỗng sợ cái chất lỏng đang ngay bây giờ hình thành trong tôi, Mak và Map. Cánh tay, mặt, bàn tay của chúng tôi căng phồng lên. Tôi cảm thấy một nỗi kinh hoàng chẹn lấy cổ họng. Cái chết của Avy đã làm cho tôi quyết mình phải sống. Trong thâm tâm tôi tự bảo mình phải đi tìm các loại lá ăn được, cóc, chuột, dế, bất cứ thứ gì tôi cần để sống.

Cái chết của Avy sống dai trong tâm trí của chị Ry. Việc chị không còn đủ sức khóc em đã ám ảnh chị. Trong cơn tuyệt vọng, chị quay về với Phật giáo, một thiết chế từ lâu đã bị Khmer Đỏ tiêu diệt và xem thường. Dù vậy chị vẫn tìm một con đường thích hợp cho chính mình. Chị nhớ đến việc đầu thai, tức ý nghĩ cho rằng sau khi chết chúng ta sẽ tái sinh. Chị cố hoà giải những xung đột bên trong theo cách này, như cha mẹ chúng tôi hay những người lớn thường làm thế trước khi Khmer Đỏ nắm chính quyền. Và chị nói với linh hồn Avy:

“Nếu bang (chị) còn sống để kết hôn, xin linh hồn em gái hãy đầu thai trong dạ con của chị, bang muốn có một cơ hội khác để săn sóc em”. Cuối cùng chị Ry khóc, con tim chị xin một sự lượng thứ, linh hồn chị được an ủi. Tâm trí chị giờ đây được bình yên, chị bảo tôi như thế.

sinh trong cuộc đời này, trở lại đây khi cuộc sống được tự do và hoà bình được thiết lập lại trên đất nước Cambodia. Với cách suy nghĩ này, tôi nhẹ lòng khi nghĩ rằng mình sẽ gặp lại những người thân trong gia đình.

Mak và tôi bị bệnh nặng hơn. Cộng thêm với bệnh phù là bệnh sốt rét cũng trở lại. Trời nóng, nhưng Mak và tôi đều run cầm vập với cơn lạnh như từ trong thân thể thoát ra. Nằm sau lưng Mak, tôi thấy lưng mẹ run lên trong khi chính thân thể tôi cũng run lên bần bật. Em Map mới lên ba ngồi bên cạnh chúng tôi bối rối, hình như em muốn giúp chúng tôi nhưng không biết bằng cách nào. Rồi có lúc tôi gục xuống ngủ.

Trong khi ngủ, có lúc tôi mơ màng nghe thấy giọng nói nhỏ nhẹ của nó “Mak và Thy bị bệnh”. Tôi cũng mơ hồ nghe thấy tiếng chân bước lên bậc thang trước cửa lều. Như trong một giấc mơ.

“Mak, con trở về đây. Athy, Athy…dậy đi!” Giọng nói thúc giục, cứng rắn và lo âu. Tôi cảm thấy có một bàn tay lay lay vai mình. Và tôi nhận ra đó là chị Ra. Tôi mừng như phát cuồng.

chị Ra đỡ tôi và Mak ngồi dậy, hứa sẽ “cạo gió” cho lưng chúng tôi. Đó là một phương pháp chữa bệnh truyền thống theo đó người ta dùng đồng tiền chà đi chà lại nhiều lần dọc theo hai bên xương sống và các vùng khác nhằm giúp mau lành bệnh. Sau khi cạo gió xong, chị Ra còn tiến hành một cách khác, một lối chữa bệnh mà người Cambodia gọi là Choup. Bỏ một mảnh gỗ đang cháy đỏ vào trong một lọ thuốc, chị Ra ép ngang vào trán tôi, phía trên lông mày. Trong lúc quá bệnh, tôi không còn cảm thấy quá nóng nữa – nhưng trán tôi bị cháy, để lại một vết sẹo vĩnh viễn.

Sức lực của tôi dần dần trở lại. Nhìn chị Ra chữa bệnh cho Mak, tôi tràn đầy lòng biết ơn. Tự trong thâm sâu tôi đã tưởng rằng mình và Mak sẽ chết, nhưng chị Ra trở về, kéo chúng tôi trở lại từ bàn tay của thần chết.

Chị Ra kể cho chúng tôi nghe những chuyện khủng khiếp ở Phnom Korg Va, một nơi bệnh tật hoành hành khiến nhiều người lao động đã chết vì kiệt sức, vì không được nghỉ ngơi và vì thiếu thuốc men. Trại lao

Một phần của tài liệu Chanrithy him unknown (Trang 103 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)