5.1. Kết luận
1. Các THL có các đặc tính nông sinh học khác nhau thể hiện ở các giai đoạn với các chỉ tiêu sinh tr−ởng, phát triển khác nhau và khác nhau giữa hai vụ. Trong đó ở vụ Đông xuân thời gian sinh tr−ởng của các THL dài hơn vụ Thu đông và chúng đều là những THL có thời gian sinh tr−ởng trung bình(93 – 106 ngày ở vụ Thu đông và 116 – 121ngày ở vụ Đông xuân)
2. Các THL có chiều cao cây thuộc loại hình cao, hầu hết ở mức 2 mét, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận của các THL ở mức độ trung bình và khác nhau giữa các THL. Các THL là các tổ hợp từ các dòng ngô nếp địa ph−ơng nh−ng các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất là t−ơng đối cao (có nhiều giống đạt trên 40 tạ/ha) triển vọng có khả năng cho các giống ngô lai tổng hợp cho năng suất cao.
3. KNKH của các dòng đ−ợc đánh giá qua việc phân tích ph−ơng sai của năng suất thực thu cho thấy : các dòng khác nhau có giá trị GCA, SCA khác nhau, đạt cao ở một số dòng S1INL2, S7IMP1, S10IĐB1, S10IĐB1-2, S10IĐB1-3, S10IĐB2, S10IĐB2-1, FNTS6-2, FNTS6-5, HNXS6-2-2, HĐBS14-2 ở vụ Thu đông và S1INL2, S7IMP1, HNXS6-2-2, HĐBS14-2 ở vụ Đông xuân.
4. Qua hai vụ thí nghiệm, trong tập đoàn các dòng chúng tôi nhận thấy có 4 dòng có triển vọng, có thể sử dụng làm vật liệu tạo ra đ−ợc những giống ngô lai tổng hợp tốt đó là: S1INL2, S7IMP1, HNXS6-2-2, HĐBS14-2
5.2. Đề nghị
1.Tiếp tục thử KNKH của các dòng ở các thời vụ khác nhau và các vùng địa lý khác nhau nhất là trên vùng cao.
2.Thử KNKH của các dòng đã đ−ợc lựa chọn bằng ph−ơng pháp lai Dialen để lựa chọn chính xác KNKH riêng của các dòng trên cơ sở đó lựa chọn đ−ợc các dòng −u tú làm vật liệu cho việc tạo giống ngô lai tổng hợp.