4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4.1. Khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chính:
Chống chịu sâu bệnh hại là một đặc tính quan trọng trong quá trình chọn, tạo giống và sản xuất hạt giống. Trong quá trình sinh tr−ởng và phát triển của cây ngô chịu sự tác động của nhiều loại sâu bệnh hại. Tại vụ thu đông 2004 chúng tôi đã tiến hành điều tra và phát hiện thấy một số loại sâu, bệnh hại ngô chính nh− sau: Dế dũi, sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá, rệp hại cờ, đốm lá, khô vằn…Nh−ng qua theo dõi chúng tôi thấy trong thí nghiệm chỉ xuất hiện một số sâu bệnh hại chính: sâu đục thân, khô vằn, đốm lá còn các loại sâu bệnh khác chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Kết quả thu đ−ợc trình bày ở bảng 4.5a. Qua bảng chúng tôi thấy:
* Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis hiibner): sâu đục thân ngô phá hoại mạnh ở 2 giai đoạn 7-9 lá và giai đoạn chín sáp. Kết quả theo dõi cho thấy ở giai đoạn chín sáp tất cả các THL đều bị sâu đục thân phá hại. Hơn 50% THL có tỷ lệ sâu đục thân cao hơn đối chứng S12(16,2%), trong đó THL 41 bị sâu đục thân phá hại ở mức cao nhất đạt 38,42%, ng−ợc lại THL 12(10,9%) bị phá hại thấp nhất.
* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Đây là loại bệnh phổ biến nhất trên cây ngô nhiệt đới, gây ảnh h−ởng nghiêm trọng đến năng suất ngô. Bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn chín sáp. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở tất cả các THL đều nhiễm bệnh, tuy nhiên không nặng và ở mức độ khác nhau. Trong đó nặng nhất là THL 3(25,9%), nhẹ nhất là THL 1(4,7%) trong khi đối chứng là10,8%
* Bệnh đốm lá ngô (Helminthos porium maydis): là bệnh phổ biến nhất ở tất cả các vùng trồng ngô trên thế giới và ở n−ớc ta. Bệnh phát sinh làm cây sinh tr−ởng kém và giảm năng suất từ 12-30%. Hầu hết các THL trong thí
nghiệm đều nhiễm bệnh và ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh nhẹ, có một số THL nhiễm đến cấp 3(24, 43, 45, 46, 54, 55) có một số THL không bị bệnh hại (1, 5, 6, 20, 21, 30, 38).