Đánh giá KNKH bằng ph−ơng pháp lai đỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá kha năng phối hợp của một số dòng ngô địa phương (Trang 33 - 35)

Lai đỉnh là ph−ơng pháp thử chủ yếu để xác định KNKHC (GCA) do Devis đề xuất năm 1927, Jenkins và Bruce đã sử dụng và phát triển. Các dòng hoặc giống cần xác định KNKH đ−ợc lai cùng với một dạng chung gọi là cây thử (Tester). Ph−ơng pháp này rất có ý nghĩa ở giai đoạn đầu cuả quá trình chọn lọc, khi khối l−ợng dòng còn quá lớn, không thể đánh giá bằng ph−ơng pháp luân giao. Việc chọn đúng cây thử sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phép lai đỉnh, công việc này tuỳ thuộc vào ý đồ của nhà chọn giống. Có tác giả chọn cây thử có năng suất thấp vì nó làm rõ sự sai khác giữa dòng đem thử. Một số tác giả khác, đặc biệt các nhà tạo giống th−ơng mại th−ờng chọn cây thử là dòng −u tú năng suất cao vì sẽ có xác xuất tạo ra đ−ợc giống nhanh (theo Ngô Hữu Tình và cộng tác viên, 1997)[13]. Tuy nhiên một chỉ tiêu chung các nhà tạo giống chấp nhận đó là cây thử không có quan hệ họ hàng với các dòng đem thử. Để tăng độ tin cậy ng−ời ta th−ờng dùng hai hoặc nhiều cây thử có nền di truyền rộng, hẹp khác nhau (theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền, 1996)[16]. Qua nghiên cứu một số tác giả thấy rằng cây thử tốt nhất là dòng thuần có l−ợng allen trội và lặn bằng nhau (theo Krulirski và Adam Chich, 1979) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 1990)[17]

Việc chọn cây thử có ảnh h−ởng lớn đến kết quả đánh giá KNKH của các vật liệu trong lai đỉnh, có thể nói rằng yếu tố thành công trong lai đỉnh là chọn đúng cây thử. Cây thử có nền di truyền rộng (giống tổng hợp, giống lai kép...) hoặc có nền di truyền hẹp (dòng thuần, lai đơn...)

Để tăng độ chính xác ng−ời ta th−ờng dùng 2 hoặc nhiều cây thử. Cây thử có năng suất thấp thích hợp hơn cho việc đánh giá dòng và nó làm rõ sự khác biệt nhau giữa dòng đem thử, trong khi đó cây thử có năng suất cao sẽ

che lấp sự khác biệt đó. Tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu kinh doanh các nhà tạo giống th−ơng mại th−ờng sử dụng cây thử có KNKH cao trong lai đỉnh để có xác suất tạo ra đ−ợc giống lớn hơn cây thử có KNKH trung bình hoặc thấp (A.R Hallauer 1990)[50]. Cây thử có nền di truyền rộng đ−ợc nhiều tác giả nghiên cứu và đi đến kết luận: Cây thử là các loại giống thí nghiệm, các gia đình fullsib, các tổ hợp lai đơn, các dòng ôn hoà là tốt nhất để đánh giá KNKH của các dòng. Một số tác giả xác định KNKH của các vật liệu ngô của CIMMYT bằng lai đỉnh với cây thử là Tuxpeno và ETO đã xác định đ−ợc một số tổ hợp lai có −u thế lai cao với một số quần thể và vốn gen của CIMMYT (Theo D.L Beck, S. K. Vasal, 1990)[29]

Quan hệ giữa cây thử với các dòng.

Khi nghiên cứu về quan hệ cây thử với dòng thuần, một số tác giả đã kết luận: Phản ứng của các dòng với cây thử biểu hiện ở tính trạng năng xuất thì cùng biểu hiện ở các tính trạng khác, nh−ng mức độ biểu hiện có thể khác nhau. Ngoài ra còn thấy sử dụng cây thử có cơ sở di truyền quá rộng hoặc có một khả năng mạnh trong việc truyền một số đặc điểm nào đó là không nên, vì nó không cho phép biểu hiện một cách rõ ràng sự khác nhau của các dòng thử (Trần Hồng Uy, 1985)[23]

Thử KNKHC có thể tiến hành sớm ở đời tự phối S4 hoặc S5 (G.F.Sprague 1942)[48] và có thể tiến hành ngay với giống ban đầu định tự phối (Trần Nh− Nguyện và Luyện Hữu Chỉ, 1971) [11]. Trong nghiên cứu KNKH của các vật liệu ngô Việt Nam, hai cây thử là Tẻ trắng địa ph−ơng và ngô lai số 5 đã đ−ợc dùng để đánh giá KNKHC cho 200 giống, dòng địa ph−ơng và nhập nội, cho thấy các dòng có KNKHC cao nh− dòng số 24, 1 và 10, các tác giả đi đến nhận xét rằng các dòng tự phối có KNKH cao ở giai đoạn sớm vẫn giữ đ−ợc đặc điểm này ở giai đoạn sau (Nguyễn Văn C−ơng, 1995) [1]. Lai đỉnh rất có ý nghĩa ở giai đoạn đầu của quá trình chọn lọc dòng, khi khối l−ợng dòng quá lớn không thể tiến hành đánh giá bằng ph−ơng pháp

luân phiên. Đa số các dòng có KNKH tốt (−u thế lai cao) với cây thử đều có KNKH tốt với nhau và ng−ợc lại, do đó sau kết quả của lai đỉnh các dòng có KNKH tốt đ−ợc giữ lại để đánh giá tiếp bằng luân giao [14]

Một phần của tài liệu Đánh giá kha năng phối hợp của một số dòng ngô địa phương (Trang 33 - 35)