Tình hình phát triển KTHND giai đoạn từ 1996-2000

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây (Trang 56 - 58)

4. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Tình hình phát triển KTHND giai đoạn từ 1996-2000

Với lợi thế là một huyện ven đô, Đan Ph−ợng đã phát huy tốt thế mạnh của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa ph−ơng. Đặc biệt, kể từ năm 1998 khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời, chỉ rõ HND là đơn vị kinh tế tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đ−ợc quyền sử dụng đất đai, tự do quyết định việc phân phối kết quả sản xuất sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà n−ớc, không còn chế độ ngăn sông cấm chợ và cho phép phát triển kinh tế nhiều thành phần. Chính sách mới đã tạo đà cho HND cả n−ớc nói chung và các HND huyện Đan Ph−ợng nói riêng phát huy cao độ năng lực sản xuất của mình. Cùng với việc thực hiện các chủ tr−ơng chính sách lớn của Đảng và nhà n−ớc nh− Chỉ thị 100/CT, Nghị quyết 05, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị [7], [8]. Đại hội Đảng bộ huyện Đan Ph−ợng lần thứ XIX (năm 1996) đã đề ra mục tiêu "đất ít ng−ời giàu", quyết tâm chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sản xuất bấp bênh kém hiệu quả sang phát triển v−ờn trại.

Thực hiện Nghị quyết của huyện Uỷ trong những năm qua (từ 1996- 2000), các HND huyện Đan Ph−ợng đã phát huy đ−ợc năng lực của mình trên mặt trận sản xuất. Kết quả đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển với tốc độ tăng tr−ởng bình quân giai đoạn 1996-2000 đạt 8,7%/năm [21], trong đó:

+ Ngành nông nghiệp: 5,6% (chung cả tỉnh là 4,6%)

+ Ngành công nghiệp và xây dựng: 13,5% (chung cả tỉnh 16%). + Ngành th−ơng nghiệp, dịch vụ: 6,5% (chung cả tỉnh 15,8%).

quân đạt xấp xỉ 2 triệu đồng/ng−ời/năm [21].

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo h−ớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 1996 là: nông nghiệp 54,4%, công nghiệp 16%, dịch vụ 29,6%; năm 2000 tỷ trọng t−ơng ứng là 43,6%, 25,9%, 30,4%. Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra vẫn còn chậm và bấp bênh, tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn (trên d−ới 50%), công nghiệp ch−a vững chắc, th−ơng nghiệp - dịch vụ tăng chậm [21].

Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo h−ớng ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn [21], cụ thể:

+ Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo h−ớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Trong ngành trồng trọt lại có xu h−ớng giảm tỷ trọng cây l−ơng thực hàng vụ sang cây ăn quả, rau các loại có hiệu quả kinh tế cao hơn.

• Đến năm 2000 đã chuyển đổi 1.044ha gieo trồng cây l−ơng thực hàng vụ sang cây ăn quả và rau các loại.

• Các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh, đặc biệt năm 2000 tổng đàn lợn có 63.280con, tăng 61,5% so với năm 1995, bình quân mỗi năm tăng trên 12%. Cơ cấu đàn lợn chuyển sang chăn nuôi lợn h−ớng nạc; cơ cấu đàn bò chuyển sang h−ớng lai sind, giảm dần bò cày kéo tăng bò sinh sản và bắt đầu hình thành mô hình chăn nuôi bò sữa với 87con. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 43% trong nông nghiệp.

• Mô hình kinh tế trang trại, v−ờn trại có hiệu quả với nhiều công thức VAC, VA, VC, VACR đ−ợc hình thành và phát triển, cuối năm 2000 có 439hộ sản xuất với diện tích 117ha đã cho thu nhập khá từ 40-50triệu đồng/ha/năm, gấp 2-3 lần trồng cây l−ơng thực, cá biệt có hộ thu nhập 70-80triệu đồng/ha/năm.

• Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất l−ợng tốt, các tiến bộ KHKT đ−ợc áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế

trên đơn vị diện tích. Năm 2000 đạt bình quân 27triệu đồng/ha canh tác, tăng 22,7% so với năm 1995.

• Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Đan Ph−ợng vẫn tiếp tục đẩy mạnh thâm canh cây l−ơng thực. Năm 2000 năng suất lúa đạt bình quân 63tạ/ha/vụ, tăng 15,4% so với năm 1995. Ngô đạt bình quân năng suất 45,3tạ/ha/vụ, tăng 29,4%. Sản l−ợng l−ơng thực đạt 41.470tấn, tăng 18,6% so với năm 1995.

+ Ngành công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo h−ớng giảm tỷ trọng công nghiệp, tăng tỷ trọng xây dựng, năm 1996 tỷ trọng công nghiệp là 87,7%, xây dựng 15,3%, năm 2000 t−ơng ứng là 74,4% và 25,6%.

+ Ngành th−ơng mại và dịch vụ chuyển dịch theo h−ớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành th−ơng mại: năm 1996 tỷ trọng th−ơng mại 82,6%, dịch vụ 17,4%; năm 2000 t−ơng ứng là 72% và 28%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)