Mục tiêu phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây (Trang 91 - 93)

4. Kết quả nghiên cứu

4.4.3. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ

4.4.3.1. Mục tiêu chung

Khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của huyện về vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề để phát triển kinh tế xã hội đạt các mục tiêu sau:

- Tốc độ tăng tr−ởng GDP duy trì ở mức 12% năm nh− hiện nay [21]. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp, nông nghiệp và th−ơng nghiệp dịch vụ. Đến năm 2010 nông nghiệp còn khoảng 30%, công nghiệp - XDCB chiếm 30% và th−ơng nghiệp dịch vụ 40%.

- Phấn đấu đạt giá trị tăng thêm (GDP) bình quân đầu ng−ời đến năm 2010 khoảng 5triệu đồng/năm.

4.4.3.2. Mục tiêu theo ngành kinh tế

4.4.3.2.1. Ngành nông nghiệp

- Đến năm 2010 phấn đấu đạt 45.000-47.000 tấn l−ơng thực, trong đó sản l−ợng thóc từ 33.000-35.000tấn. Bình quân đầu ng−ời 319kg, giữ diện tích ổn định trồng lúa 5.000ha, diện tích trồng ngô 3 vụ trong năm đạt 2.500ha trở lên. Năng suất lúa phấn đấu từ 6,5-7tấn/ha/vụ. Năng suất ngô phấn đấu 5-6tấn/ha/vụ trên cơ sở sử dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh cao: những xã có nhiều diện tích lúa nên giành ra 15-20% diện tích sản xuất lúa đặc sản chất l−ợng gạo ngon phục vụ cho nhu cầu thành phố và du lịch.

- Phát triển chăn nuôi toàn diện, gia súc, gia cầm, thuỷ đặc sản, nuôi ong... để đ−a tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản l−ợng nông nghiệp đến năm 2010 đạt 50% trở lên.

- Tiếp tục cải tạo, khai thông hồ ao, sông cụt, duy trì nuôi thả cá lồng, khai thác nguồn cá ở sông Hồng. Duy trì 200ha mặt n−ớc để nuôi trồng thuỷ sản. Sản l−ợng cá hàng năm đạt 500tấn. Đồng thời khuyến khích và giúp đỡ HND có điều kiện nuôi con thủy đặc sản nh− ếch, l−ơn để nâng cao giá trị hàng thuỷ sản.

4.4.3.2.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994) phấn đấu đến năm 2010 đạt 200 tỷ đồng.

- Thu hút lao động vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp so với lao động địa bàn huyện đến năm 2010 có 3 vạn lao động (chiếm 45% trong huyện). Mặt khác, cần tiếp tục nghiên cứu để có quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng lâu dài.

4.4.3.2.3. Ngành th−ơng mại - dịch vụ

- Phấn đấu đạt giá trị năm 2010 là 400 tỷ đồng, đ−a tỷ trọng th−ơng nghiệp - dịch vụ lên 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất.

- Phấn đấu đến năm 2010 các xã đều có các tụ điểm dịch vụ, vui chơi, các trung tâm th−ơng mại gắn với hình thành các thị trấn, thị tứ và tiểu vùng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng các điểm du lịch vui chơi xanh sạch gần các khu trồng cây ăn quả tập trung để thu hút khách du lịch đồng quê và giải trí cuối tuần.

4.4.3.3. Mục tiêu cụ thể cho từng nhóm hộ

- Đối với HND thuộc nhóm 1: mục tiêu đặt ra là có thu nhập ổn định đảm bảo nhu cầu cuộc sống; tận dụng tối đa các yếu tố nguồn lực để nâng cao thu nhập kể cả sự hỗ trợ của nhà n−ớc về nguồn lực nh− vốn, kỹ thuật; từng b−ớc

nâng cao thu nhập từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu kinh tế từ sản xuất thuần nông sang kết hợp ngành nghề, dịch vụ.

- Đối với HND thuộc nhóm 2: thu nhập ổn định, từng b−ớc đ−a các giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả hơn nữa vào sản xuất đồng thời chú ý tính đa dạng và mũi nhọn của sản phẩm, kết hợp với các ngành nghề phụ để nâng cao thu nhập hỗn hợp lấy ngắn nuôi dài ổn định phát triển bền vững.

- Đối với HND thuộc nhóm 3, 4 và 5: mục tiêu đặt ra là thu nhập ổn định, từng b−ớc nâng cao thu nhập dựa trên việc bố trí phù hợp các nguồn lực vào các hoạt động sản xuất đồng thời phát triển theo h−ớng đa nghề tận dụng tối đa nguồn lực của hộ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)