Định h−ớng phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây (Trang 89 - 91)

4. Kết quả nghiên cứu

4.4.2.Định h−ớng phát triển kinh tế hộ

4.4.2.1. Định h−ớng chung

- Phát triển kinh tế đảm bảo tính bền vững giữa kinh tế, xã hội và môi tr−ờng sinh thái, gìn giữ và tôn tạo các di sản văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Duy trì phát triển các làng nghề truyền thống đồng thời tích cực thu hút các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Phát triển và hoàn thiện mạng l−ới giao thông, thông tin liên lạc, đ−a công nghệ sinh học, hoá học công nghiệp vào nông thôn thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông thôn.

- Khai thác mọi tài nguyên để phát triển kinh tế: đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn...

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trên cơ sở tăng tr−ởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng:

+ Tăng các ngành phi nông nghiệp.

+ Phát triển chăn nuôi (vì ít phụ thuộc vào đất).

+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ các cây trồng có hiệu quả thấp trên diện tích đất đang có sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nh−

cây b−ởi diễn, cam canh, đu đủ, các cây lúa màu có năng suất chất l−ợng cao hơn.

- áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất l−ợng, tiết kiệm chi phí.

4.4.2.2. Định h−ớng theo ngành kinh tế

4.4.2.2.1. Ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp hàng hoá với nhiều thành phần, nhiều loại sản phẩm, có quy mô sản xuất thích hợp đối với cả cây trồng và vật nuôi. Tổ chức quản lý tốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị tr−ờng trong huyện và thị tr−ờng ngoài huyện. Đặc biệt là phục vụ thị tr−ờng thủ đô.

- Tiếp tục tăng l−ợng l−ơng thực cả lúa và hoa màu, cây công nghiệp, cây thực phẩm đặc biệt ở vùng đất thuộc hệ thống m−ơng Đan Hoài thâm canh 2 vụ lúa 1 vụ màu, nh−ng phải tăng nhanh vào chất l−ợng sản phẩm. Mở rộng diện tích cây vụ đông. Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đặc biệt ở các xã ven sông Đáy, sông Hồng, vùng đất bãi Tiên Tân để tăng hiệu quả kinh tế trên ha canh tác. Phát triển nhanh chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và thuỷ sản, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và thực phẩm cung cấp cho thị tr−ờng.

4.4.2.2.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Khai thác mọi khả năng từng hộ, từng ngành, từng vùng, các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo h−ớng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có h−ớng dẫn và quản lý của nhà n−ớc, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống, xuất khẩu, phục vụ nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới.

4.4.2.2.3. Ngành th−ơng mại - dịch vụ

Coi trọng và tạo điều kiện khuyến khích phát triển các hoạt động th−ơng mại dịch vụ ở khu trung tâm thị trấn huyện lỵ, các chợ nông thôn và trong thôn xóm. Tr−ớc hết nhằm vào dịch vụ các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, hàng tiêu dùng, các hoạt động dịch vụ văn hoá xã hội khác. Từng b−ớc hình thành các thị tứ, tụ điểm dân c− trung tâm th−ơng mại, dịch vụ theo h−ớng đô thị hoá nông thôn.

Đẩy mạnh các hoạt động th−ơng mại dịch vụ nhằm vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thành phố Hà Nội, khu du lịch, công nghiệp phía Bắc tỉnh Hà Tây và trong cả n−ớc, để tiêu thụ mặt hàng mà huyện có khả năng cung cấp nh−

về thực phẩm, trứng, sữa bò t−ơi, hoa quả, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ... - Hình thành các khu thị tứ, chợ, bến cảng, bến đò qua sông Hồng, tạo ra đ−ợc hệ thống th−ơng nghiệp dịch vụ tổng hợp gắn với các cụm vui chơi giải trí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đan phương, tỉnh hà tây (Trang 89 - 91)