Vị trí, đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 30 - 31)

- Có vốn đầu t− n−ớc ngoà

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.1. Vị trí, đặc điểm điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106,09 km2, đây là tỉnh có miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Hiện nay dân số toàn tỉnh có 3,702 triệu ng−ời, xếp thứ 2 về dân số so với các tỉnh khác trong cả n−ớc.

Về tổ chức hành chính gồm 24 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã. Dân số khu vực nông thôn chiếm 90,72% dân số toàn tỉnh [38]. Thanh Hoá phía bắc tiếp giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (n−ớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). Phía Đông là Vịnh Bắc bộ với chiều dài 102km. Địa hình Thanh Hoá chia thành 3 vùng rõ rệt, bao gồm:

- Vùng ven biển: Có bờ biển dài t−ơng đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển.

- Vùng đồng bằng: Đây là vùng có thể xây dựng các vùng chuyên canh lớn nh− vùng mía, thuốc lá, cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến theo từng vùng.

- Vùng trung du và miền núi: Có nhiều tài nguyên phong phú cho phép mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp; cung cấp nguyên liệu cho phát triển chế biến mía đ−ờng, gắn với chế biến bánh kẹo, hoa quả, chế biến cao su và hoa quả.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên cho phép Thanh Hoá phát triển ngành nghề một cách đa dạng, đồng thời cũng đòi hỏi công tác dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với chiến l−ợc phát triển của từng vùng kinh tế, từng địa ph−ơng trong tỉnh. Các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn cũng cần phù hợp với đặc thù của mỗi địa ph−ơng trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 30 - 31)