Các hình thức đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 63 - 73)

- Có vốn đầu t− n−ớc ngoà

Y tế d−ợc Xây dựng

4.2.5 Các hình thức đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá

4.2.5.1 Các hình thức dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng cần có các hình thức dạy nghề phù hợp với các đối t−ợng, phù hợp với tình hình thực tế của địa ph−ơng. Tổng hợp các hình thức dạy nghề đã đ−ợc triển khai trên địa bàn tỉnh đ−ợc thể hiện trên bảng 4.17. Xem xét theo nhiều tiêu thức khác nhau cho thấy các hình thức dạy nghề trên địa bàn tỉnh t−ơng đối đa dạng, linh hoạt về thời gian, trình độ, đối t−ợng và hình thức tổ chức. D−ới đây

là một số hình thức dạy nghề đang triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. * Nếu phân theo thời theo thời gian đào tạo:

- Đào tạo ngắn hạn: Hầu hết các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đang thực hiện hình thức dạy nghề ngắn hạn. Thời gian dạy nghề ngắn hạn hết sức linh hoạt, có thể từ vài ngày đến vài tháng tuỳ theo nghề đào tạo.

- Đào tạo dài hạn: Hình thức dạy nghề dài hạn đ−ợc tiến hành tại các tr−ờng dạy nghề. Thời gian dạy nghề dài hạn có thể từ 18 tháng đến 24 tháng tuy theo đối t−ợng tuyển sinh, đối với đối t−ợng là học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề thời gian học là 24 tháng, đối t−ợng là học sinh tốt nghiệp THPT thời gian học nghề là 18 tháng.

* Nếu phân theo hình thức tổ chức:

- Hình thức dạy nghề tập trung: Đây là hình thức dạy nghề phổ biến đang đ−ợc triển khai tại các cơ sở dạy nghề. Hầu hết các lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn đều học tập trung tại các cơ sở dạy nghề

- Hình thức dạy nghề bán tập trung: Bên cạnh hình thức dạy nghề tập trung, một số cơ sở dạy nghề còn tổ chức hình thức dạy nghề bán tập trung. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với một số nghề nhất định do đặc thù học nghề cần có trang thiết bị, cơ sở vật chất thực hành tại cơ sở đào tạo.

- Hình thức liên kết đào tạo: Các cơ sở dạy nghề đã chủ động liên kết đào tạo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất với các cơ sở đào tạo ở trung −ơng và các địa ph−ơng khác. Liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề ở thành phố, thị xã với các trung tâm dạy nghề ở các huyện, đáp ứng đ−ợc một bộ phận lớn nhu cầu của ng−ời học. Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và địa ph−ơng, doanh nghiệp, các ngành.

- Hình thức tổ chức dạy nghề tại địa bàn sản xuất, các doanh nghiệp, các làng nghề: Tuỳ theo đặc thù của một số nhóm nghề và điều kiện cụ thể, các cơ sở dạy nghề tiến hành tổ chức dạy nghề tại địa bàn sản xuất, tại doanh nghiệp và các làng nghề.

* Nếu phân theo nguồn kinh phí:

- Hình thức hỗ trợ toàn bộ kinh phí: Hình thức này đ−ợc một số cơ sở dạy nghề triển khai cho các đối t−ợng đ−ợc bảo trợ xã hội nh− dạy nghề cho ng−ời khuyết tật, dạy nghề cho ng−ời sau cai nghiện. Ngoài ra, một bộ phận đối t−ợng là nông dân cũng đ−ợc tham gia học nghề miễn phí theo các dự án, các ch−ơng trình.

- Hình thức hỗ trợ một phần kinh tế: Hiện nay, đối với học nghề dài hạn tập trung tại các cơ sở dạy nghề, đối t−ợng học nghề đ−ợc hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà n−ớc theo quy định, còn lại ng−ời học phải đóng một phần kinh phí.

- Hình thức đóng toàn bộ kinh phí: Đối với hình thức này, ng−ời học phải đóng toàn bộ kinh phí trong quá trình học.

Qua nghiên cứu cho thấy, những năm qua các cơ sở dạy nghề đã chủ động mở các hình thức đào tạo nhằm thu hút đ−ợc ng−ời học, có thể thấy các hình thức dạy nghề đang triển khai t−ơng đối đa dạng và linh hoạt về thời gian, trình độ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải xác định đ−ợc các hình thức dạy nghề phù hợp với đối t−ợng và điều kiện tình hình thực tế. Trên cơ sở đó xác định đ−ợc hình thức nào đang phù hợp cần tiếp tục nhân rộng, hình thức nào các địa ph−ơng khác đã triển khai hiệu quả và phù hợp với điều kiện của Thanh hoá cần triển khai trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi nghiên cứu một số hình thức dạy nghề chủ yếu đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

4.2.5.2. Đánh giá kết quả một số hình thức dạy nghề chủ yếu của tỉnh Thanh hoá trong thời gian qua

Kết quả một số hình thức dạy nghề chủ yếu đ−ợc thể hiện trên bảng 4.18. * Hình thức dạy nghề dài hạn tập trung

Dạy nghề dài hạn tập trung là hình thức chủ yếu đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề. Yêu cầu của đối t−ợng tuyển sinh phải là học sinh tốt nghiệp THCS trở lên. Kinh phí đào tạo một phần đ−ợc ngân sách

nhà n−ớc cấp và ng−ời học đóng một phần học phí. Hàng năm các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo dài hạn đ−ợc từ 4000 – 5000 lao động/ năm, năm 2001 có 4.203 lao động đ−ợc đào tạo dài hạn tập trung, năm 2003 là 5.450, tăng bình quân 13% qua 3 năm. Có thể thấy số l−ợng này cũng còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng số kết quả đào tạo hàng năm.

Đây là hình thức phù hợp với đối t−ợng thanh niên trẻ tốt nghiệp THCS, THPT. Đối t−ợng này có năng lực tiếp thu nhanh, có tính cơ động cao trong quá trình học nghề và tìm kiếm việc làm sau khi học. Sau khi học nghề dài hạn từ 18 - 24 tháng, ng−ời học có trong tay một nghề để tạo lập cuộc sống và có thể độc lập hành nghề để lập nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, hàng năm Thanh hoá có khoảng 30.000 học sinh tốt nghiệp THCS, THPT không thi đỗ đại học, thì việc mở rộng quy mô hình thức này sẽ đáp ứng đ−ợc nhu cầu một bộ phận lớn lao động thuộc đối t−ợng này.

Tuy nhiên, quy mô đào tạo hiện nay cửa hình thức này còn nhỏ so với nhu cầu học nghề của một bộ phận lớn thanh niên trẻ. Một bộ phận lao động nông thôn có nhu cầu nh−ng do điều kiện về thời gian, kinh phí nên không theo học đ−ợc. Hình thức này nếu không có sự tăng c−ờng đầu t− kinh phí −u tiên cho lao động nông thôn, lao động vùng sâu vùng xa thì một bộ phận lớn lao động nông thôn không tiếp cận đ−ợc. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề dài hạn tập trung cần tạo đ−ợc mối quan hệ tr−ờng - ngành, tr−ờng - doanh nghiệp để cùng phát huy đ−ợc −u thế của mỗi cơ sở cho công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu đào tạo và đào tạo lại công nhân kỹ thuật cho các ngành, các doanh nghiệp

* Hình thức dạy nghề ngắn hạn tập trung:

Đây là hình thức phù hợp với đa số đối t−ợng ng−ời học kể cả thời gian cũng nh− kinh phí đầu t−, thời gian đào tạo ngắn chỉ từ 1 – 6 tháng là ng−ời lao động có trong tay một nghề. Hình thức này còn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị tr−ờng lao động, cũng nh− nhu cầu có việc làm và có thu nhập của ng−ời học

nghề. Chính vì vậy, năm 2001 có 13.922 lao động đ−ợc đào tạo bằng hình thức này, năm 2003 tăng lên 16.690 ng−ời, tăng bình quân 9,58%.

Hạn chế chủ yếu của hình thức này hiện nay là quy mô đào tạo còn nhỏ, nguyên nhân là do các trang thiết bị dạy và học nghề ở các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các trung tâm giáo dục th−ờng xuyên và dạy nghề còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Một thực tế cho thấy các trung tâm GDTX- DN ở các huyện ch−a phát huy đ−ợc vai trò nòng cốt trong việc dạy nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm GDTX - DN ch−a có vị trí xứng đáng trong hệ thống dạy nghề. Về phía các trung tâm GDTX - DN cũng thiếu tính năng động, sáng tạo trong việc liên kết với các tr−ờng dạy nghề của trung −ơng và của tỉnh để tranh thủ đ−ợc các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cho dạy nghề ngắn hạn. Thực tế cho thấy các lớp ngắn hạn ở đây chiếm số l−ợng hết sức khiêm tốn. Chỉ có trung tâm GDTX Hoằng Hoá, Nga Sơn, Nông Cống bằng việc đa dạng hoá về tuyển sinh hàng tuần, hàng tháng liên tục nên đã dạy nghề ngắn hạn đ−ợc một số l−ợng lao động đáng kể Hầu hết các trung tâm GDTX- DN còn lại chỉ thực hiện đ−ợc việc dạy nghề định h−ớng cho học sinh THCS, THPT;

Dạy nghề ngắn hạn tập trung tại các cơ sở dạy nghề ch−a gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa ph−ơng. Dạy nghề tại các trung tâm GDTX - DN mới dừng lại ở mức phổ cập nghề và dạy nghề định h−ớng cho học sinh THCS, THPT, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu học nghề đa dạng của ng−ời lao động tại địa ph−ơng.

Hình thức dạy nghề ngắn hạn tập trung mới đ−ợc triển khai hiệu quả chủ yếu ở các cơ sở dạy nghề ở thành phố, thị xã. Nhu cầu học nghề ngắn hạn của lao động ở các địa ph−ơng còn cao. Ng−ời lao động do điều kiện về thời gian và kinh phí, mặc dù muốn nh−ng không dễ dàng gì có thể theo học tập trung ở các cơ sở dạy nghề lớn. Do vậy, dạy nghề ngắn hạn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của ng−ời lao động đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng

xa; ch−a triển khai sâu rộng dạy nghề ngắn hạn đến từng xã ở từng thôn bản. Hơn thế nữa, dạy nghề ngắn hạn cũng ch−a có sự đa dạng, linh hoạt về thời gian, địa điểm cho nhiều đối t−ợng khác nhau, nh− cho thanh niên, phụ nữ, cho lao động làm nông nghiệp, cho đối t−ợng chuyển nghề.

* Hình thức tổ chức dạy nghề tại các doanh nghiệp và các làng nghề Đây là hình thức dạy nghề gắn với cơ sở sản xuất nên hấp dẫn ng−ời học. Lao động khi học đ−ợc hỗ trợ một phần kinh phí, sau khi học có thể đ−ợc nhận vào làm việc nếu kết quả học tập đạt yêu cầu. Hình thức này nếu mở rộng sẽ tranh thủ đ−ợc cơ sở vật chất của doanh nghiệp, trong điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn thiếu thốn, hơn nữa nhiều nghề cần phải học trực tiếp trên dây truyên công nghệ sản xuất.

Hình thức tổ chức dạy nghề tại các làng nghề phù hợp với đối t−ợng lao động nông thôn gắn bó với làng nghề truyền thống, gắn bó với địa ph−ơng. Vì vậy, hình thức này triển khai rộng rãi sẽ góp phần chuyển dịch lao động tại chỗ trong nông thôn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ch−a tham gia mạnh mẽ vào công tác dạy nghề. Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia dạy nghề, đó là công ty bao bì và công ty may Việt Thanh, và một số làng nghề. Chính vì vậy, kết quả dạy nghề đem lại từ hình thức này còn khiêm tốn, năm 2001 dạy nghề cho 4000 lao động, tăng lên 6000 lao động đ−ợc dạy nghề bằng hình thức này năm 2003, tăng bình quân 22%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 178 doanh nghiệp và 64 đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực doanh nghiệp nhà n−ớc; 195 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 62 hợp tác xã, trên 70 làng nghề truyền thống, trong khi chỉ có một số rất ít đơn vị tham gia dạy nghề. Dạy nghề tại các làng nghề truyền thống chủ yếu d−ới hình thức kèm cặp ch−a có đào tạo một cách bài bản.

Nguyên nhân chính là do công tác xã hội hoá dạy nghề của tỉnh ch−a đ−ợc đẩy mạnh, ch−a có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi

để khai thác nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp nhà n−ớc, doanh nghiệp n−ớc ngoài trên địa bản tỉnh cho công tác dạy nghề. Ng−ời sử dụng lao động ch−a phải đóng góp cho hoạt động dạy nghề.

* Hình thức bồi d−ỡng tập huấn :

Đây là hình thức phù hợp với đối t−ợng lao động trực tiếp làm nông nghiệp, đồng thời cũng là hình thức tập huấn nghề gắn với địa bàn sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực đối với đại bộ phận nông dân nên đ−ợc h−ởng ứng cao. Bằng hình thức chủ yếu là mời chuyên gia đến tập huấn, bồi d−ỡng kiến thức, quy trình mới, xây dựng mô hình. Hình thức này đ−ợc thực hiện bởi các trung tâm khuyến nông - lâm, khuyến ng−. Năm 2001 hình thức này đã tập huấn bồi d−ỡng đ−ợc 85.000 lao động và năm 2003 tập huấn đ−ợc128.000 lao động trên phạm vi toàn tỉnh.

Hạn chế chủ yếu hiện nay của hình thức tập huấn bồi d−ỡng còn dàn trải, ch−a tập trung bám sát với yêu cầu thực tế của từng vùng miền, ch−a gắn với chế biến và thị tr−ờng tiêu thụ. Số l−ợng nhân dân đ−ợc tập huấn, tham quan học tập còn thấp so với yêu cầu thực tế. Hoạt động bồi d−ỡng, tập huấn ở vùng sâu vùng xa, ở các hộ nghèo đói ch−a đ−ợc nhiều, hiệu quả ch−a cao.

Nguyên nhân chính là do kinh phí cho hoạt động tập huấn bồi d−ỡng còn thấp so với nhiệm vụ đ−ợc giao. Các mô hình trình diễn trong thời gian quá ngắn, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch ít đ−ợc nhà n−ớc đầu t−. Các mô hình đầu t− cho miền núi ít và quy mô nhỏ, ch−a hỗ trợ đ−ợc 100% vật t−, địa bàn hoạt động lại quá rộng, giao thông còn rất nhiền khó khăn.

* Hình thức liên kết đào tạo:

Hình thức này khắc phục đ−ợc điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu thốn ở các cơ sở dạy nghề, từ đó góp phần làm cho ngành nghề đào tạo thêm phong phú, đáp ứng đ−ợc nhu cầu lao động học nghề.

Hiện nay hình thức dạy nghề này trên địa bàn tỉnh ch−a đem lại kết qủa cao, hình thức liên kết đào tạo mới dừng lại chủ yếu là liên kết đào tạo ĐH,

CĐ, tại chức d−ới dạng cho thuê địa điểm, liên kết đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn còn rất hạn chế.

Qua nghiên cứu, các hình thức dạy nghề đang triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh hoá đã đạt đ−ợc những kết quả đáng kể, mỗi hình thức dạy nghề phù hợp với những đối t−ợng nhất định:

- Hình thức dạy nghề dài hạn tập trung phù hợp với đối t−ợng lao động là thanh niên trẻ, tốt nghiệp THCS, THPT, đây là đối t−ợng học nghề để lấy nghề lập nghiệp, có khả năng tiếp thu nhanh và có tính cơ động cao trong tìm kiếm việc làm.

- Hình thức dạy nghề ngắn hạn tập trung phù hợp với đa số đối t−ợng kể cả về mặt thời gian học và kinh phí đầu t−. Đối t−ợng học nghề ngắn hạn tập trung hết sức đa dạng bao gồm, lao động trẻ học để lấy nghề lập nghiệp, lao động học nghề để chuyển từ nông nghiệp sang nghề khác, lao động trực tiếp làm nông nghiệp.

- Hình thức tổ chức dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề phù hợp với đối t−ợng thanh niên trẻ, và một bộ phận lao động yêu thích gắn bó với làng nghề truyền thống.

- Hình thức tập huấn bồi d−ỡng phù hợp với đại bộ phận đối t−ợng là lao động nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp.

- Hình thức liên kết đào tạo phù hợp đối t−ợng lao động muốn học nghề lập nghiệp nh−ng không có điều kiện đi học tại các cơ sở dạy nghề ở xa.

Nh− vậy, có thể thấy các hình thức dạy nghề này còn phù hợp với điều kiện tình hình thực tế nên cần tiếp tục đ−ợc triển khai nhân rộng. Tuy nhiên, cần có chiến l−ợc phát triển các hình thức dạy nghề phù hợp với các đối t−ợng khác nhau về lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp, và khắc phục những hạn chế chủ yếu của các hình thức này

Một số hạn chế chủ yếu của các hình thức này hiện nay là quy mô,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 63 - 73)