Đặc điểm phát triển kinh tế x∙ hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 31 - 34)

- Có vốn đầu t− n−ớc ngoà

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế x∙ hộ

3.1.2.1. Dân số và lao động

Thanh Hoá là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với dân số khoảng 3,702 triệu ng−ời trong đó lao động trong độ tuổi khoảng 2,049 triệu ng−ời với 1,865 triệu ng−ời có khả năng lao động. Tình hình dân số và lao động của tỉnh đ−ợc thể hiện trên bảng 3.5. Hiện nay lực l−ợng lao động Thanh Hoá tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với 1.808 triệu ng−ời chiếm 88,25% tổng số lao động trong độ tuổi. Lực l−ợng lao động nông nghiệp chiếm đến 75,25%, trong khi đó ngành công nghiệp chỉ chiếm 12,15%, dịch vụ 12,6%. [21]

Trong những năm qua, chất l−ợng lao động của tỉnh đ−ợc tăng lên đáng kể. Năm 2003 lao động qua đào tạo của tỉnh chiếm 23,1%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 14,2%. Thanh Hoá có lực l−ợng lao động khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, việc giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp, dịch vụ đang là đòi hỏi cấp bách. Hiện nay toàn tỉnh hiện có gần 30.000 ng−ời trong độ tuổi lao động không có việc làm ổn định. Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đang là một áp lực lớn. Bên cạnh đó chất l−ợng lao động mặc dù đã từng b−ớc đ−ợc nâng lên song còn thấp ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế.

Từ thực tế, để nâng cao trình độ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu đa dạng của thị tr−ờng lao động, góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, đòi hỏi công tác dạy nghề của tỉnh phải có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, hình thức, chất l−ợng và hiệu quả. Trong đó phát triển các hình thức dạy nghề cho phù hợp với điều kiện của tỉnh là yêu cầu cấp thiết.

3.1.2.1. Tăng tr−ởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.6: Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của tỉnh qua các thời kỳ và năm 2003 ĐVT: % Tôc độ tăng tr−ởng Thời kì Năm 1991-1995 1996-2000 2003 Thanh Hoá Cả n−ớc 6,70 8,19 7,30 6,94 7,30 7,24

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá

Thời kỳ 1991- 1995, tốc độ tăng tr−ởng GDP bình quân 6,7%/ năm, cao gần gấp đôi thờ kỳ 1986- 1990. Thu ngân sách tăng nhanh dạt 500 tỷ dồng / năm, thu hút các dự án đăng ký đầu t− n−ớc ngoài 500 triệu USD.

Thời kỳ 1996- 2000, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng tr−ởng với tốc độ cao hơn , bình quân 7,3%/ năm. Trong đó tốc độ tăng công nghiệp - xây dựng 13,5%, dịch vụ 7,3%, nông- lâm- ng− nghiệp 3,7%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua diễn biễn theo h−ớng giảm tỷ trọng GDP nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 1990 đến năm 2000 cơ cấu ngành công nghiệp tăng từ 17,8% lên 26,4%, dịch vụ tăng từ 30,6 lên 33,7%, cơ cấu ngành nông nghiệp từ 51,6% giảm xuống còn 39,9% [38].

Với tốc độ tăng tr−ởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nh− trên đòi hỏi Thanh Hoá phải thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, trong đó chú trọng đầu t− phát triển công nghiệp và đầu t− cho xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và kéo theo sự phát triển nhanh của mạng l−ới dịch vụ; phát huy tối đa nguồn nội lực cũng nh− thu hút đ−ợc nhiều nguồn vốn đầu t− từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh phải đ−ợc phát triển một cách mạnh mẽ nhằm đào tạo đ−ợc đội ngũ

lao động có trình độ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay và trong t−ơng lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 31 - 34)