Kết luận và ý kiến đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 103 - 106)

- Mở rộng hình thức, ngành nghề đào tạo Không có ý kiến gì

5.Kết luận và ý kiến đề xuất

5.1 Kết luận

1. Dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực có chất l−ợng phục vụ yêu cầu CNH, HĐH đất n−ớc. Đối với tỉnh Thanh Hoá, phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế đa dạng của tỉnh. Là tỉnh nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, dạy nghề cho lao động nông thôn còn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn sang các ngành nghề khác, góp phần giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề mới ở nông thôn.

2. Những năm qua, công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đạt đ−ợc những kết quả đáng kể. Hệ thống cơ sở dạy nghề với đủ các thành phần đ−ợc ổn định và phát triển. Dạy nghề cho lao động nông thôn đ−ợc chú trọng, trong tổng số lao động tốt nghiệp hàng năm từ các cơ sở dạy nghề chủ yếu là bộ phận lao động nông thôn. Tuy nhiên, công tác dạy nghề cũng còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh ch−a đ−ợc quy hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng; Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề vừa thiếu thốn vừa kém chất l−ợng; Đội ngũ giáo viên ch−a đảm bảo về cơ cấu, trình độ chuyên môn; Ngân sách cấp cho dạy nghề còn hạn hẹp; Những bất cập trên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả dạy nghề mới đáp ứng đ−ợc 65% nhu cầu đào tạo.

3. Trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn thì việc phát triển các hình thức dạy nghề phù hợp với từng đối t−ợng lao động nông thôn có vai trò quyết định đến kết quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức dạy nghề chủ yếu trên địa bàn tỉnh đã phù hợp với

những đối t−ợng nhất định và phù hợp với điều kiện tình hình thực tế. Trong đó, hình thức dạy nghề dài hạn tập trung phù hợp với đối t−ợng là thanh niên trẻ, có mục đích học nghề lập nghiệp, có khả năng tiếp thu nhanh và có tính cơ động cao trong tìm kiếm việc làm; dạy nghề ngắn hạn tập trung phù hợp với đa số đối t−ợng cả về thời gian và kinh phí đầu t−; hình thức tổ chức dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề phù hợp với đối t−ợng lao động trẻ và một bộ phận lao động gắn bó với làng nghề truyền thống; dạy nghề thông qua tập huấn bồi d−ỡng phù hợp với đại bộ phận là lao động gắn bó với nông nghiệp; hình thức liên kết đào tạo phù hợp đối t−ợng lao động không có điều kiện học nghề ở xa.

Tuy nhiên, các hình thức này triển khai với quy mô, phạm vi còn hạn chế. Ch−a có chiến l−ợc phát triển các hình thức dạy nghề cho phù hợp với đối t−ợng lao động nông thôn theo trình độ, theo lứa tuổi, theo mục đích học nghề và điều kiện đặc thù của từng địa ph−ơng, từng vùng kinh tế. Các hình thức dạy nghề ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của đối t−ợng lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của hệ thống các cơ sở dạy nghề còn thiếu thốn. Các cơ sở dạy nghề ch−a chủ động, linh hoạt, mềm hoá các hình thức đào tạo. Nhận thức của lãnh đạo một số ngành, địa ph−ơng ch−a thấy đ−ợc vị trí, tầm quan trọng công tác đào tạo nghề tại địa ph−ơng mình, ngành mình. Ch−a có chính sách khuyến khích để kêu gọi, thu hút đ−ợc các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tham gia dạy nghề. Tâm lý ng−ời lao động và một bộ phận xã hội ch−a nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí của đào tạo nghề với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

4. Trong thời gian tới, chúng tôi xác định h−ớng phát triển các hình thức dạy nghề chủ yếu cho lao động nông thôn nh− sau:

Thứ nhất, Phát triển mở rộng quy mô các hình thức dạy nghề phù hợp

đang triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Thứ hai, triển khai các hình thức dạy nghề phù hợp với các đối t−ợng phù hợp theo nhóm tuổi, theo nghề nghiệp, theo vùng miền, bao gồm: hình thức dạy nghề gắn với giới thiệu việc

làm và xuất khẩu lao động; hình thức dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn; hình thức dạy nghề l−u động đến tận xã thôn; hình thức dạy nghề cho lao động nữ ; triển khai hình thức dạy nghề cho trẻ em đ−ờng phố

5. Để phát triển các hình thức dạy nghề chủ yếu cho lao động nông thôn Thanh hoá, cần thực hiện các giải pháp sau: giải pháp phối hợp tổ chức và nguồn kinh phí để triển khai các hình thức dạy nghề chủ yếu cho lao động nông thôn. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích về dạy nghề và học nghề, đẩy mạnh xã hội hoá về dạy nghề. Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tạo nên phong trào lập nghiệp. Tăng c−ờng quản lý nhà n−ớc về dạy nghề. Đồng thời, cần tập trung thực hiện các giải pháp phát triển cơ sở dạy nghề phù hợp với phát triển kinh tế ở Thanh Hoá, cụ thể nh− sau: Củng cố, sắp xếp các cơ sở dạy nghề để mở rộng quy mô, phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng c−ờng đầu t− cơ sở vật chất, bổ sung đổi mới trang thiết bị, ph−ơng tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập, đặc biệt là thiết bị để luyện tập kỹ năng nghề. Đẩy mạnh nâng cao chất l−ợng, số l−ợng đội ngũ cán bộ giáo viên.

5.2. ý kiến đề xuất

1. Đề nghị Chính phủ, Bộ Lao động TB & XH tiếp tục cấp vốn ch−ơng trình mục tiêu hàng năm để tăng c−ờng thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt các cơ sở dạy nghề cấp huyện.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm đầu t− cho ch−ơng trình đào tạo nghề. Bổ sung thêm vốn ngân sách tỉnh để tăng c−ờng thiết bị dạy nghề tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề mở rộng quy mô và phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn.

3. Nhà n−ớc sớm ban hành kịp thời các văn bản h−ớng dẫn thi hành chính sách, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật để thuận lợi cho địa ph−ơng trong qúa trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 103 - 106)