Cơ cấu lao động qua đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 56 - 59)

- Có vốn đầu t− n−ớc ngoà

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

4.2.2. Cơ cấu lao động qua đào tạo

Cơ cấu lao động qua đào tạo theo trình độ đào tạo của lao động Thanh Hoá đ−ợc thể hiện trên bảng 4.14.

Xem xét về trình độ lao động qua đào tạo cho thấy, lao động qua đào tạo năm 2001 là 356.530 ng−ời, chiếm 19,6% trong tổng số lực l−ợng lao động, năm 2003 tăng lên 437.220 lao động, chiếm 23,1% tổng số lực l−ợng lao động có khả năng lao động.

Có thể nói, trình độ tay nghề của lao động Thanh Hoá so với cả n−ớc là cao. Hiện nay tính chung cả n−ớc số lao động qua đào tạo có 8.844.000 chiếm

20,99% tổng lực l−ợng lao động [18]. Nhận thấy rằng trình độ lao động của Thanh Hoá so với bình quân cả n−ớc có thể là cao nh−ng đứng tr−ớc đòi hỏi của quá trình CNH – HĐH thì đội ngũ lao động của tỉnh vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc. Với đội ngũ lao động nông thôn ch−a đ−ợc đào tạo và rèn luyện trong môi tr−ờng sản xuất công nghiệp, khi nền kinh tế phát triển gắn với CNH - HĐH, đô thị hoá, lại chịu tác động của nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều ngành nghề mới hình thành và phát triển đã làm cho lao động nông thôn bất cập tr−ớc nhu cầu việc làm trong tình hình mới.

Hiện nay cơ cấu kinh tế Thanh Hoá đang chuyển dịch theo h−ớng tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần và chuyển sang ngành công nghiệp, th−ơng mại dịch vụ. Nh− vậy sẽ có bộ phận lao động d− thừa trong nông nghiêp, nông thôn cần chuyển sang các ngành khác. Hiện nay lao động d− thừa trong nông thôn Thanh Hoá đang tồn tại d−ới mọi hình thức, trong đó có một bộ phận lao động hết mùa vụ chuyển sang đi làm các việc khác nh− phụ hồ, kéo điện, bán hàng rong và đi làm ở các chợ lao động ở Hà Nội và các tỉnh phía nam. Nếu xem xét trên ph−ơng diện nghề nghiệp và thành phần lao động có thể thấy tình trạng thiếu việc làm, d− thừa lao động tập trung cao ở bộ phận lao động thiếu đất canh tác, thiếu vốn và ph−ơng tiện sản xuất, mà quan trọng nhất là thiếu năng lực tay nghề và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Đối t−ợng thiếu việc làm tr−ớc hết là phụ nữ, lao động trẻ không có nghề, và các đối t−ợng xã hội khác. Thực trạng trên cho thấy yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn đang đòi hỏi phải đ−ợc tăng c−ờng và đẩy mạnh, ng−ời lao động đòi hỏi phải đ−ợc trang bị các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỷ luật tác phong lao động... để theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của đất n−ớc.

Trong số lao động qua đào tạo của tỉnh thì số qua đào tạo nghề chỉ chiếm 11,56% ( năm 2001) trong tổng lực l−ợng lao động, tăng lên 14,28% năm 2003. Chúng ta đều biết, công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề để có khả năng nhanh chóng tiếp

cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, có khả năng sáng tạo trong quá trình sản xuất. Việc thiếu công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật là nhân tố ảnh h−ởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ làm giảm hiệu suất sử dụng trang thiết bị công nghệ. Muốn có đ−ợc các sản phẩm chất l−ợng tốt đủ khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế, điểm cốt yếu là phải có đội ngũ công nhân lành nghề để nhanh chóng nắm đ−ợc kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại. Lao động không qua đào tạo, trình độ non kém lạc hậu về khoa học công nghệ, về tác phong lao động, sự thiếu hiểu biết về kinh tế thị tr−ờng, tính tự chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh h−ởng rất lớn đến quá trình làm việc khi chuyển sang làm cho các ngành công nghiệp.

Sự bất cập về cơ cấu lao động qua đào tạo của Thanh hoá còn thể hiện ở cấu trúc lao động qua đào tạo. Hiện nay, cấu trúc lao động qua đào tạo ở Thanh Hoá là 1- 2,41 - 2,01 (1 lao động có trình độ ĐH, CĐ trở lên có 2,41 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 2,01 lao động có trình độ sơ cấp, học nghề, công nhân kỹ thuật). Tính chung cả n−ớc, năm 2000 cấu trúc này là 1 - 1,2 -1,7, trong khi mục tiêu đề ra là 1 - 4 - 10. [16]

Tình trạng thừa thầy thiếu thợ cùng với lao động đ−ợc đào tạo còn nhiều mặt hạn chế về kỹ năng và nghề nghiệp, đào tạo không gắn với nhu cầu thị tr−ờng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt là lực l−ợng lao động trẻ. Để nguồn lao động Thanh hoá đáp ứng đ−ợc yêu cầu của CNH – HĐH đòi hỏi cơ cấu lao động đào tạo phải tiến gần đến tỷ lệ mà mục tiêu đã đề ra. Phải đào tạo đ−ợc một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật qua đào tạo nghề một cách đủ về số l−ợng và đạt yêu cầu về chất l−ợng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)